Theo ước tính của nhóm phân tích, nếu thương vụ thành công, VPBank sẽ trở thành ngân hàng có thương mại có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 hệ thống. Tỷ lệ an toàn vốn CAR tăng mạnh lên 20,5%, so với 14,8% cuối năm 2022. VNDirect vừa có…
VNDirect vừa có báo cáo đánh giá về thương vụ bán vốn của VPBank. Cụ thể, theo nguồn tin của Bloomberg, VPBank đang ở trong giai đoạn thương lượng cuối cùng để phát hành 15% vốn cho Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG).
Theo kế hoạch, VPBank sẽ phát hành thêm khoảng 1,19 tỷ cổ phiếu, tương đương 15% vốn cổ phần cho SMFG. Với mức giá khoảng 32.000 đồng/cp, thương vụ sẽ có giá trị khoảng 38 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD). Nhóm phân tích VNDirect ước tính, nếu thương vụ thành công, VPBank sẽ là ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu (không tính lợi ích cổ đông thiểu số) lớn thứ hai Việt Nam ở khoảng 135 nghìn tỷ đồng, chỉ sau Vietcombank là 138 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ CAR của VPB ước tính rơi vào khoảng 20,5% so với 14,8% cuối năm 2022. Đây là một trong những tiêu chí để VPBank có khả năng nhận được room tín dụng ở mức cao từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong 2023. Năm ngoái, ngân hàng mẹ của VPBank được NHNN giao cho hạn mức là 31%, cao nhất hệ thống. Bên cạnh đó, với việc tiếp nhận một lượng vốn lớn, VNDirect cũng kỳ vọng VPBank sẽ có thể tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào việc các sản phẩm và năng lực mới, ví dụ như VPBank Securities ở mảng chứng khoán hay OPES ở mảng Bảo hiểm phi nhân thọ. Mối quan hệ được thắt chặt hơn với Sumitomo là một điểm tích cực khác.
Trong năm 2021, VPBank đã thoái 49% vốn ở công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cho SMBC. Giờ đây việc phát hành 15% vốn sẽ giúp VPBank thắt chặt và cải thiện hơn nữa quan hệ hợp tác của ngân hàng với SMFG. Qua đó, tập đoàn tài chính Nhật có thể giúp VPBank cải thiện các quy trình, quy chế trong quản trị ngân hàng cũng như giúp cung cấp các nguồn vốn có giá rẻ từ nước ngoài.
Định giá của SMFG đối với VPB cao hơn 70% so với hiện tại. Với mức giá như nguồn tin từ Bloomberg, VNDirect ước tính SMFG đang định giá VPB ở mức 215 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,1 tỷ USD); tương đương với khoảng 2,2 lần P/B 2022 (trước khi góp vốn) và 1,9 lần P/B 2022 (sau khi góp vốn). Mức định giá 2,2 lần này cao hơn khoảng 70% so với định giá P/B của VPB hiện tại là 1,3 lần và cao hơn 27% so với trung bình P/B 3 năm gần đây của ngân hàng là 1,7 lần.
Nhịp sống thị trường