Cổ phiếu này giao dịch quanh 22.350 đồng/cp trong sáng nay, tăng gần 0,7%. Đây là trong số ít mã ngân hàng có được sắc xanh kể từ đầu phiên. Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch 9/2 với tâm lý thận trọng khi chỉ số…
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch 9/2 với tâm lý thận trọng khi chỉ số chính Vn-Index liên tục dao động dưới mức tham chiếu. Bên nhóm ngân hàng, các cổ phiếu biến động với sắc đỏ chiếm gần hơn phân nửa trong số 27 mã ngân hàng niêm yết và giao dịch trên thị trường UPCoM.
Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 10% bằng tiền mặt của cổ phiếu VIB. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu này lúc 9h45 được giao dịch ở mức 22.350 đồng/cp, tăng gần 0,7% so giá đóng cửa hôm qua (đã điều chỉnh theo cổ tức).
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông và HĐQT VIB đã thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngân hàng sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền tạm ứng gần 2.108 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức dự kiến ngày 3/3/2023. Ngày chốt danh sách cổ đông để nhận tạm ứng cổ tức là ngày 10/2.
Nguồn vốn sử dụng để chia cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối, gồm lợi nhuận để lại từ các năm trước chưa sử dụng là 565 tỷ đồng và lợi nhuận thuần lũy kế 3 quý đầu năm 2022 là 1.542,67 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại Nghị quyết ĐHCĐ, lãnh đạo VIB cho biết , dựa trên dự phóng lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 là 8.400 tỷ, ngân hàng có thể chia cổ tức tiền mặt lên đến 28%.
Trong khi đó, kết thúc năm 2022, lợi nhuận riêng lẻ sau thuế của VIB đạt 8.461 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với năm 2021. Lợi nhuận chưa phân phối ở mức hơn 9.030 tỷ đồng, tăng 30% so với hồi đầu năm.
Trước đó, thực hiện hướng dẫn của NHNN, các ngân hàng, trong đó có VIB đã không chia cổ tức tiền mặt trong 3 năm 2020-2022. Thay vào đó, VIB đã chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông trong với tỷ lệ 20% trong năm 2020, 40% trong năm 2021 và 35% trong năm 2022, chưa kể ESOP và cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.
Cùng với quyết định tạm ứng cổ tức, đại hội đồng cổ đông của VIB cũng đã thông qua việc nới tỷ lệ sở hữu tối đa của của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 20,5% lên 30%. Hiện cổ đông chiến lược CBA đang nắm giữ 19,9% cổ phần của VIB trong khi các cổ đông nước ngoài khác sở hữu khoảng 0,6%.
Nhịp sống Thị trường