Quay trở lại với cuộc sống thường nhật sau chuỗi ngày nghỉ lễ kéo dài, tài chính là vấn đề thiết yếu đầu tiên được nhiều người quan tâm. Chi tiêu mua sắm dịp Tết luôn là bài toán khiến mọi người đau đầu để làm sao vừa sắm Tết…
Chi tiêu mua sắm dịp Tết luôn là bài toán khiến mọi người đau đầu để làm sao vừa sắm Tết đủ đầy nhất nhưng vẫn hợp lý và tiết kiệm hầu bao. Thế nhưng việc cân đối ngân sách sau Tết cũng là thử thách không kém với nhiều gia đình. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay rơi vào giai đoạn cuối tháng một, nhiều công ty lựa chọn trả trước lương tháng này cùng với kỳ thưởng cuối năm để nhân viên có thêm khoản thu nhập để cân đối chi tiêu.
“Từ đồ trang trí, ăn uống cho đến trang phục… dù đã cố gắng sắm Tết đơn giản thôi nhưng thực sự mình không thể mua qua loa hoặc quá ít được nên cũng ngốn kha khá. Sau những ngày Xuân vui vẻ, quay trở lại với cuộc sống bình thường, mình tá hỏa nhận ra kỳ lương tiếp theo phải đến cuối tháng 2 mới được nhận trong khi tài khoản của mình cũng đang dần cạn” – chị Yến Nhi (29 tuổi sống tại Hà Nội) chia sẻ.
Thực chất việc chi tiêu mua sắm Tết xuất phát từ mong muốn chuẩn bị mọi thứ đủ đầy nhất cho gia đình, chuẩn bị cho bản thân diện mạo chỉn chu nhất để khởi đầu năm mới nhiều điều may mắn. Nhưng khi cầm trong tay số tiền lớn của đợt lương và thưởng cùng lúc dễ khiến nhiều người rơi vào cảnh chi tiêu quá tay, dẫn đến việc thâm hụt ngân sách hậu Tết.
Đó là còn chưa kể các cuộc hẹn tân niên gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp sau thời gian về quê nghỉ lễ như trường hợp của anh Hoàng Phúc (33 tuổi làm việc tại TPHCM) chẳng hạn: “Một tuần nay quay trở lại thành phố thì hết 4-5 buổi tối mình hẹn gặp bạn bè hay đi ăn cùng đồng nghiệp. Đầu năm cũng không tiện từ chối và tâm lý cố thêm một kèo nữa thôi nhưng tính ra các chầu ăn uống này khá ‘nặng đô’ và còn diễn ra liên tiếp nên nhìn vào số dư tài khoản mình cũng hơi lo lắng”.
Hay vừa hết Tết cũng là lúc các khoản chi định kỳ hàng tháng như hóa đơn điện, nước, internet, chung cư, các khoản trả góp… đều đến hạn cần thanh toán cũng khiến nhiều người đau đầu.
Theo quan niệm dân gian, thời điểm đầu năm nhiều người vẫn kiêng cho vay mượn. Vì thế, để hạn chế việc làm phiền người thân quen giai đoạn này, sản phẩm tài chính tiêu trước trả sau được xem là giải pháp tiện lợi nhất, được nhiều người lựa chọn để phần nào giải quyết các hóa đơn định kỳ hoặc mua sắm trong lúc đợi kỳ lương tiếp theo. Tài Khoản Trả Sau trên ZaloPay là một trong những sản phẩm được tin dùng gần đây với cách sử dụng tiện lợi, đăng ký đơn giản với nhiều chính sách ưu đãi cho người dùng.
Đây là sản phẩm do Ngân hàng CIMB Việt Nam cung cấp, được tích hợp trên nền tảng Ví điện tử ZaloPay, với hình thức cấp hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán, theo thỏa thuận cho vay giữa khách hàng và Ngân hàng CIMB Việt Nam. Hạn mức mua sắm của Tài Khoản Trả Sau lên đến 5.000.000 đồng, có thể dùng để thanh toán hầu hết các hóa đơn, dịch vụ trên ZaloPay 24/7 mà không phát sinh phí giao dịch.
Dùng nguồn tiền Tài Khoản Trả Sau để chi trả hầu hết các hóa đơn, dịch vụ trên ZaloPay
Các dịch vụ, cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng Tài Khoản Trả Sau gồm những thương hiệu quen thuộc trong các lĩnh vực: giáo dục, mua sắm, giải trí, ăn uống, vận chuyển… Vì thế, người dùng có thể sử dụng nguồn tiền này để thanh toán các hóa đơn điện, nước, internet, chung cư, học phí; các buổi hẹn tân niên cùng gia đình, bạn bè và người thân tại các nhà hàng; các dịch vụ vận chuyển hay mua sắm tại các siêu thị dễ dàng và nhanh chóng.
ZaloPay sẽ gửi thông báo nhắc nhở hoàn trả khi sắp đến hạn, hoặc người dùng có thể thanh toán dư nợ bất cứ lúc nào có điều kiện
Tài Khoản Trả Sau hiện đang áp dụng chính sách miễn phí hầu hết các chi phí như: không phí kích hoạt và duy trì; miễn lãi lên đến 37 ngày, không phát sinh thêm bất kỳ lãi và phí nào khi thanh toán dư nợ đúng hạn… Mọi giao dịch đều được ZaloPay ghi nhận và gửi thông báo nhắc hoàn trả khoản chi phí đã sử dụng khi đến hạn. Tính năng này giúp người dùng theo dõi được hoạt động thanh toán cá nhân và không trễ lịch thanh toán dư nợ để tránh phát sinh phí phạt.
Với hạn mức mua sắm từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng, sản phẩm này được đánh giá phù hợp để giải quyết các vấn đề mua sắm, chi tiêu cấp bách nhưng không gây áp lực khi hoàn trả, phù hợp với những khách hàng mới làm quen với các sản phẩm tiêu trước trả sau.
Tài Khoản Trả Sau đã và đang đến dần với tất cả khách hàng ZaloPay. Tìm hiểu thông tin chi tiết tại: https://zalopay.vn/dich-vu/tai-khoan-tra-sau
Nhịp sống thị trường