Nhìn chung, sắc đỏ chiếm chủ đạo trong diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (30/1-3/2/2022), ghi nhận có 19/27 mã giảm giá. Trong đó, MSB là cổ phiếu giảm mạnh nhất, mất 10,7% với 4/5 phiên chìm trong sắc đỏ và phiên còn lại đứng giá tham…
Trong đó, MSB là cổ phiếu giảm mạnh nhất, mất 10,7% với 4/5 phiên chìm trong sắc đỏ và phiên còn lại đứng giá tham chiếu. Thanh khoản MSB tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần (3/2) với giá trị khớp lệnh đạt 118 tỷ đồng, gấp 3-4 lần các phiên trước đó.
Nhiều mã khác giảm trên dưới 7% gồm VPB (-7,4%), LPB (-7,3%), ACB (-7%), TCB (-6,7%), SSB (-6,6%).
Cổ phiếu có vốn hoá lớn thứ 2 thị trường là BID cũng giảm 2,7% trong tuần này. Trong khi cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất là VCB đi ngang, kết tuần với giá 93.000 đồng/cp, không thay đổi so với cuối tuần trước.
Ở chiều ngược lại, một số mã ngân hàng vẫn tăng giá trong tuần qua như OCB (3,7%), VIB (4,1%), HDB (4,8%). Đặc biệt, PGB tăng tới 21,9% lên 19.500 đồng/cp.
PGB của PGBank tăng vọt trước thông tin Petrolimex đã thông qua phương án thoái vốn tại PGBank. Theo phương án, Petrolimex sẽ thoái vốn theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Petrolimex hiện nắm giữ 120 triệu cổ phiếu, tương đương 40% cổ phần của PG Bank.
Thanh khoản toàn ngành đạt hơn 14.500 tỷ đồng trong tuần qua, tương đương hơn 2.900 tỷ đồng/phiên. Trong đó, STB vẫn là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất, giá trị giao dịch đạt 2.800 tỷ đồng tuần qua. Tiếp đến là VPB (2.400 tỷ), TPB (1.300 tỷ), MBB (1.200 tỷ),…
Khối ngoại mua ròng nhiều mã ngân hàng trong tuần qua như STB, HDB, SHB, MSB, BID. Trong đó, STB ghi nhận 5 phiên mua ròng liên tiếp, khối lượng 12,8 triệu đơn vị, giá trị 334 tỷ đồng.
27 ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với bức tranh lợi nhuận phân hoá. Trong năm 2022, có 4/27 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với năm 2021. Nhiều ngân hàng có tăng trưởng dương nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã được ĐHĐCĐ thông qua cho cả năm, chẳng hạn như Techcombank, VPBank,…
Đầu năm mới Quý Mão, nhiều ngân hàng đã thông báo về kế hoạch chia cổ tức. Đáng chú ý, đây là năm đầu tiên sau nhiều năm liền, cổ đông một số ngân hàng sẽ được nhận cổ tức tiền mặt.
Cụ thể tại VIB, HĐQT ngân hàng đã thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền tạm ứng gần 2.108 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức dự kiến ngày 3/3/2023.
Trước đó, TPBank dự kiến sẽ trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương ứng 2.500 đồng/cp. Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán. Thời gian chi trả dự kiến quý I/2023.
Eximbank thì đã thông qua ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu.Theo đó, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền nhận 20 cổ phiếu mới). Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức là 20/2. Đây là lần đầu tiên Eximbank chia cổ tức kể từ năm 2014 đến nay. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.
Nhịp sống thị trường