Ngày 25/2, tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; Ủy ban Kinh…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có ý nghĩa chính trị quan trọng với tầm ảnh hưởng rộng lớn. Do đó, ngay từ rất sớm, Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, tập trung chuẩn bị công tác lấy ý kiến về dự thảo luật. Dự thảo luật là kết quả của sự đóng góp chung của người dân, nhà khoa học, chuyên gia… và đến nay đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Phó Thủ tướng nêu rõ, Luật Đất đai có nhiều chính sách quan trọng, tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của nhà nước và người dân. Ông cũng cho rằng, bài toán đặt ra hiện nay là làm sao xác định được đúng giá trị đất đai, làm sao để có chủ trương, phương pháp, thông tin dữ liệu đầu vào đúng.
Tại Hội nghị, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương cho rằng, đối với dự án đấu thầu thu hồi đất với các dự án thuộc diện tự thoả thuận thì đang có sự chênh lệch về giá, gây khó khăn trong thu hồi mặt bằng.
Theo ông, đây cũng là điểm nghẽn khi có các dự án mà nhà đầu tư, doanh nghiệp thỏa thuận với người dân. Giá thoả thuận này thường cao hơn so với mặt bằng giá của địa phương, nên cùng một địa bàn, người dân sẽ so sánh, dẫn đến khiếu kiện.
“Việc lấy ý kiến cho thấy các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, có nơi có hàng nghìn ý kiến, bây giờ chúng ta phải làm sao lắng nghe, phản ánh chính xác ý kiến nhân dân để đưa vào dự thảo luật này”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Trong khi đó, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình quan tâm đến nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện đến từng thửa đất. Qua đó yêu cầu khi lập kế hoạch sử dụng đất, các công trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, diện tích để đấu giá quyền sử dụng đất phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đến từng thửa đất trên bản đồ địa chính. Theo ông, quy định này sẽ rất khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhất là các công trình theo tuyến.
Còn ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn góp ý, vấn đề thu hồi đất, trưng dụng đất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần làm rõ hơn khái niệm về các trường hợp Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
“Tỉnh Lạng Sơn kiến nghị xem xét sửa đổi bổ sung nội dung này theo hướng Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất đối với các dự án đầu tư công và các dự án không có yếu tố kinh doanh để Luật có thể bao trùm được hết các các trường hợp dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, ông Quỳnh nêu.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các địa phương triển khai lấy ý kiến nhân dân đã bám sát tinh thần, nghiêm túc, kỹ lưỡng và nhiều hình thức phong phú, rất thiết thực.”Việc lấy ý kiến cho thấy các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, có nơi có hàng nghìn ý kiến, bây giờ chúng ta phải làm sao lắng nghe, phản ánh chính xác ý kiến nhân dân để đưa vào dự thảo luật này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
“Việc lấy ý kiến cho thấy các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, có nơi có hàng nghìn ý kiến, bây giờ chúng ta phải làm sao lắng nghe, phản ánh chính xác ý kiến nhân dân để đưa vào dự thảo luật này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Phó Thủ tướng khẳng định, Luật Đất đai có tầm ảnh hưởng rộng lớn, ý nghĩa quan trọng, ví như đạo luật gốc, nền tảng mà trên đó sẽ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh… Bộ luật này có ý nghĩa quan trọng, đặt ra tư duy quan điểm chủ trương chính sách mới trong quản lý đất đai, phòng chống tham nhũng, thực hiện tốt hơn cung cấp các dịch vụ công, cải cách thủ tục hành chính và đảm bảo bình đẳng công bằng tiến bộ.
“Quan trọng nhất là chất lượng bộ luật khi ban hành ra phải đáp ứng kỳ vọng nhân dân, mỗi người dân đều hiểu và áp dụng được”, ông Hà nêu.
Liên quan đến định giá đất, theo ông Hà, điều quan trọng làm thế nào để có được giá chính xác và trung thực khi giao dịch đất đai.
“Mọi giao dịch của các tổ chức phải được giao dịch trên sàn, giao dịch đến đâu là giá lập tức cập nhật đến cơ quan quản lý – có thể ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp trung ương. Khi đó, chúng ta sẽ có một bản đồ về các loại giá đất giao dịch, gọi là giá thị trường trên bản đồ ấy. Chúng tôi sẽ đưa ra phần mềm xử lý để làm sao, kể cả trong thời điểm có nhiều biến động vẫn có thể tìm ra được giá trị trung bình về giá đất của thị trường trong điều kiện bình thường…”, ông Trần Hồng Hà cho hay.
Tiền phong