Đây là kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam – EuroCham.

Để đạt được những bước tiến xa hơn, các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tháo gỡ các rào cản liên quan đến quá trình cấp phép dự án.

Bên cạnh đó, các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế nhận định, Việt Nam cần tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng và các ưu đãi ngoài giá cả và giá thuê như dịch vụ gia nhập thị trường, hỗ trợ nhân sự và pháp lý, dịch vụ quản lý hay sáng kiến bền vững.

Trong 9 tháng đầu năm, lượng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Đáng nói, đây là mức đầu tư cao nhất so với cùng kỳ giai đoạn 5 năm qua.

Như vậy, rõ ràng, nếu như bối cảnh khó khăn đang gây áp lực lên tăng trưởng chung của kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam thì giai đoạn phục hồi tới đây được dự báo sẽ là sự bùng nổ thu hút FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến chế tạo.

 

Việt Nam thu hút FDI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo dự báo của Ngân hàng đầu tư JP Morgan, tới năm 2025, 65% tỷ lệ sản xuất Airpod, 20% Ipad, và 20% Apple Watch sẽ được Apple chuyển sang Việt Nam. Chuyên gia của JP. Morgan còn nhấn mạnh, Việt Nam đang nổi lên như là một trung tâm sản xuất cho các cấu phần camera và các dịch vụ sản xuất điện tử.

Intel cũng có kế hoạch mở rộng dự án tỷ USD tại Việt Nam tới 2025, chưa kể các công ty Mỹ khác như Boeing, Google và Walmart đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở sản xuất tại Việt Nam tới đây, sau khi đã nghiên cứu thị trường.

Theo VTV

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.