Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,05%, xuống mức 103,89.

Tỷ giá USD trên thế giới trong tuần qua

Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD giảm 0,15%, xuống mốc 103,79 trước thềm một loạt các dữ liệu quan trọng sắp được công bố trong tuần này, có thể cung cấp thêm thông tin về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Thị trường gần đây đã giảm kỳ vọng về quy mô và thời gian dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất, vì nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường. Ngoài ra, công cụ FedWatch của CME cho thấy các thị trường gần như loại trừ khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 3.

 Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong tuần qua. Ảnh: Marketwatch

Sau khi chỉ giảm 0,02% trong ngày 28-2, đồng bạc xanh đảo chiều tăng 0,11%, đạt mốc 103,94 vào ngày cuối cùng của tháng 2 trong bối cảnh thị trường mong chờ dữ liệu chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi của Mỹ sẽ giúp định hướng mạnh mẽ hơn xu hướng của đồng USD cũng như có thể giúp có thêm manh mối về thời điểm Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất. Những kỳ vọng đó đã được đẩy từ tháng 5 sang tháng 6 tới, do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lạm phát dai dẳng, và những bình luận “diều hâu” hơn từ các quan chức Fed.

Tới ngày 1-3, chỉ số DXY tăng 0,16%, đạt mốc 104,13, qua đó xác lập đà tăng tháng thứ hai liên tiếp so với đồng euro và đồng yên Nhật, sau khi dữ liệu lạm phát tháng 1 của Mỹ được công bố đúng như dự kiến. Theo đó, PCE tăng 0,3% còn PCE cốt lõi tăng 0,4% trong tháng 1. Nhiều nhà phân tích dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trong những tháng tới, trong khi lạm phát có thể sẽ tiếp tục giảm xuống gần mục tiêu 2% hằng năm của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Điều đó sẽ thúc đẩy Fed bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và khiến đồng bạc xanh giảm giá.

Đến ngày giao dịch cuối cùng của tuần, đồng USD lại giảm 0,26% và chốt ở mốc 103,89 do dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự kiến. Cụ thể, hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục sụt giảm trong tháng 2, với số lượng việc làm tại nhà máy giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng, trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới cũng giảm. Chi tiêu xây dựng cũng giảm trong tháng 1, ngược lại so với kỳ vọng của thị trường.

Trong khi đó, đồng Euro tăng 0,31%, đạt mức 1,0837 USD. Đồng thời, đồng USD chốt phiên giao dịch tăng 0,09%, đạt mức 150,10 yên; và đồng bảng Anh tăng 0,26%, đạt mức 1,2655 USD.

 Tỷ giá USD hôm nay, 3-3-2024: Đồng USD “dùng dằng” quanh mốc 103. Ảnh minh họa: Reuters

Tỷ giá USD trong nước hôm nay

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 3-3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 6 đồng, hiện ở mức 24.002 đồng.

* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng – 25.152 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Tỷ giá USD

Mua vào

Bán ra

Vietcombank

24.440 đồng

24.810 đồng

Vietinbank

24.440 đồng

24.860 đồng

BIDV

24.495 đồng

24.805 đồng

* Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức: 24.656 đồng – 27.251 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Tỷ giá Euro

Mua vào

Bán ra

Vietcombank

25.964 đồng

27.389 đồng

Vietinbank

25.973 đồng

27.263 đồng

BIDV

26.225 đồng

27.369 đồng

MINH ANH

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.