Sau khi hay tin sẽ được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chủ nhân căn biệt phủ đẹp nhất Cà Mau đã có trải lòng về vụ việc. Liên quan đến vụ “Biệt phủ đẹp nhất Cà Mau ” xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản, ngày…
Liên quan đến vụ “Biệt phủ đẹp nhất Cà Mau ” xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản, ngày 23-3, ông H.A.T. (ngụ xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) – chủ căn “biệt phủ” này – cho biết rất vui khi hay thông tin 2 thửa đất xây dựng nhà được cho phép chuyển mục đích sang đất ở nông thôn.
“Tôi như trút được gánh nặng vì có cơ hội giữ lại căn nhà mà khó khăn lắm 2 vợ chồng mới tích góp xây dựng được. Tôi đang chờ các văn bản chính thức từ cơ quan chức năng rồi sẽ đi làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngay lập tức” – ông T. chia sẻ.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trước đó, cộng đồng mạng “dậy sóng” khi tài khoản Facebook “Ho Tap” liên tục đăng tải hình ảnh, clip… về quá trình xây dựng tòa nhà được giới thiệu là ” biệt phủ đẹp nhất Cà Mau “. Tuy nhiên, khi ngành chức năng kiểm tra thì xác định công trình này đã xây dựng trên phần đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng. Sau đó, UBND xã Tân Thành đề nghị tạm ngừng thi công công trình.
Theo báo cáo của UBND TP Cà Mau, ông T. đã xây dựng công trình trên 2 thửa đất nuôi trồng thủy sản, không được chuyển đổi quyền sử dụng đất. Công trình bao gồm khối nhà chính có diện tích xây dựng 294,79 m2, 3 tầng (đã hoàn thành khoảng 90%), nhà cặp hàng rào diện tích xây dựng 339,74 m2. Sau thời gian cho chủ hộ tự tháo dỡ đã hết, UBND TP Cà Mau đã trình phương án cưỡng chế căn “biệt phủ” trên.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau đã có văn bản phúc đáp công văn của Sở Xây dựng về việc cho ý kiến xử lý đối với nội dung đơn cứu xét của ông T.
Theo đó, vị trí 2 thửa đất mà ông T. xây dựng gồm một phần diện tích là đất ở nông thôn và một phần là đất nuôi trồng thủy sản. Căn cứ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của TP Cà Mau thì vị trí của 2 thửa đất này được phép chuyển mục đích sang đất ở nông thôn. Cụ thể, vị trí tính từ mép đường quản lộ Phụng Hiệp (ranh giải phóng mặt bằng) vào 70 m; diện tích còn lại (hậu đất) là đất nuôi trồng thủy sản.
Người lao động