Từ một sáng kiến ban đầu của các nhà địa chất tuyên bố Digne về quyền lưu giữ các dấu ấn, ký ức của Trái đất; bảo tồn các di sản địa chất (DSĐC) – tiền đề cho việc thành lập CVĐC lần đầu tiên được xác định là một trong những chủ đề chính tại Đại hội Địa chất quốc tế lần thứ 30 (30th International Geological Congress, IGC) tổ chức tại Bắc Kinh, với tư tưởng: Các DSĐC là một dạng tài nguyên không tái tạo, vô cùng giá trị, cần được bảo tồn và khai thác, sử dụng hợp lý (Hội nghị chuyên đề “Các DSĐC và Danh mục di sản thế giới” bàn về vấn đề thành lập các CVĐC ở châu Âu).

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm. 

Từ sáng kiến này, Đại hội đồng UNESCO đã đề ra sáng kiến xây dựng mạng lưới toàn cầu các DSĐC nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ các DSĐC thế giới, phổ cập các kiến thức địa chất, nâng cao giá trị của Khoa học địa chất trong cộng đồng, đồng thời tôn trọng, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa cộng đồng các dân tộc, tri thức bản địa… nhằm tạo thêm cơ hội việc làm và tìm kiếm các hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về khoa học tự nhiên nhấn mạnh: Hành trình 20 năm của GGN đã kêu gọi được nhiều quốc gia châu lục bảo tồn di sản địa chất toàn cầu, dẫn dắt, đặt ra mối tương quan chặt chẽ giữa trái đất, cảnh quan và các nguồn tài nguyên với đời sống xã hội con người và đa dạng sinh học. Hướng về tương lai trước những vấn đề mới đặt ra của trái đất là biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra những rủi ro, thiên tai đe dọa an nguy, sinh tồn của con người, GGN tiếp tục sứ mệnh mới, phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO gắn với các nhiệm vụ phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, bảo vệ trái đất, bảo vệ sinh tồn, hạnh phúc của loài người.

Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị phát biểu. 

Thành tựu 20 năm của GGN được hơn 10 đại biểu CVĐC các châu lục, nhóm chuyên gia, nhà khoa học đã tham luận thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ DSĐC, bảo tồn “Ký ức trái đất” gắn với bảo vệ cộng đồng các dân tộc trong vùng CVĐC với giá trị văn hóa bản địa để xây dựng mô hình sinh kế gắn với phát triển bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Xuân Ánh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Trưởng Ban tổ chức hội nghị khẳng định: Kể từ năm 2015 đến nay, khi Cao Bằng trở thành thành viên của GGN, thông qua việc xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO, du lịch Cao Bằng tăng trưởng khá nhanh; công tác bảo tồn tài nguyên du lịch được chú trọng; nhiều hoạt động hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho người dân được triển khai; người dân tích cực tham gia và chung tay cùng chính quyền bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khen thưởng các nhà khoa học, chuyên gia, cố vấn có nhiều nỗ lực thúc đẩy, phát triển Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO. 

Từ năm 2020 đến tháng 8-2024, khách du lịch đến Cao Bằng đạt hơn 5,4 triệu lượt, tổng doanh thu đạt hơn 3.100 tỉ đồng. Du lịch CVĐC đã thúc đẩy du lịch Cao Bằng theo hướng bền vững mới thương hiệu riêng, sớm cán đích mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025. Xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO tại Cao Bằng là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng hơn nữa việc phát huy giá trị của CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Nhân dịp này, GGN đã khen thưởng cho hơn 10 nhà khoa học, chuyên gia, cố vấn có nhiều nỗ lực thúc đẩy, phát triển GNN.

MINH HÒA – TRƯỜNG HÀ

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.