Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là tất yếu. Việt Nam là nước sẽ chịu nhiều tác động xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng, cần tham gia với cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu và không thể đứng ngoài cuộc. Trong nỗ lực của Việt Nam để đạt được mục tiêu đã cam kết về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, điện gió là một yếu tố đóng góp chính vào cơ cấu năng lượng. Quy hoạch Điện VIII dự báo rằng không phải điện mặt trời mà là năng lượng điện gió sẽ thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Toàn cảnh diễn đàn. |
Có thể nói, với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Tiền, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội cho biết: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xác định rõ tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và đang dần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có lợi thế rất quan trọng đối với năng lượng gió, vị trí thuận lợi phát triển đặc biệt là điện gió ngoài khơi giúp chúng ta thoát khỏi phụ thuộc nguồn năng lượng hóa thạch.
Việt Nam xác định rõ việc tập trung phát triển năng lượng tái tạo, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tiến hành giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng” trong đó trọng tâm về việc chuyển dịch năng lượng, thách thức, cơ hội, những vấn đề đặt ra và giải pháp, tác động của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học (cả trên cạn và dưới nước) và tình hình phát thải khí nhà kính. Trong đó làm rõ đóng góp của ngành năng lượng vào tổng phát thải của Việt Nam, khả năng đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon trong thời gian tới, ông Tiền cho biết thêm.
TS Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. |
Ông Nguyễn Văn Tiền, Phó vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại diễn đàn. |
TS Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo chia sẻ tại diễn đàn. |
Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT chia sẻ tại diễn đàn. |
Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy chia sẻ tại diễn đàn. |
Theo TS Dư Văn Toán, chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu Biển và hải đảo cho biết, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời).
Hiện nay, còn nhiều vấn đề liên quan khác đến điện gió ngoài khơi cần tháo gỡ như: Quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch không gian cho NLGK (xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp không gian biển của năng lượng tái tạo với các ngành kinh tế khác, dân cư); tác động đến môi trường, đa dạng sinh học; chuỗi cung ứng cho phát triển ĐGNK; vốn , tài chính xanh cho ĐGNK; hạ tầng cho ĐGNK, cáp ngầm, truyền tải, hợp đồng mua bán điện…); chính sách quốc gia dài hạn về ĐGNK (luật, nghị định cấp quốc gia về ĐGNK), cơ quan đầu mối, trình tự cấp phép, thẩm định, thu hồi, gia hạn dự án; sự tham gia của các công ty, nhà đầu tư nước ngoài; Tích hợp NLGNK và green hydrogen.
Tại diễn đàn, ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT cũng đã chia sẻ những thuận lợi và tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam. Cụ thể, điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt 31.808 km2 tương đương 162.200 MW (Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, DEA, 2020); là giải pháp đột phá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cải thiện đời sống của người dân; các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió không bị giới hạn, đồng thời ít hoặc không xảy ra xung đột với cộng đồng cư dân; cấu trúc các tua bin gió ngoài khơi có thể hoạt động như các rạn san hô nhân tạo, thu hút sinh vật biển, tác động tích cực tới hệ sinh thái biển; đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió hoàn toàn có thể trở thành nguồn chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam trình bày tham luận tại diễn đàn. |
Ông Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì buổi thảo luận. |
Ông Phạm Văn Triệu, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. |
PGS, TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng. |
Ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia năng lượng cao cấp – Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ chia sẻ tại diễn đàn. |
Bà Nguyễn Thị Châu Huyền, Giám đốc đại diện ISC Singapore tại Việt Nam. |
Nói về các giải pháp thực hiện mục tiêu Net Zero 2050, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đưa ra 5 giải pháp, bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó nông nghiệp: Thứ nhất, chuyển đổi cây trồng, công nghệ, phân bón hữu cơ;…. Thứ 2, về lĩnh vực chất thải: Xử lý rác công nghệ Biogas; phát điện;… Thứ 3, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF): Trồng rừng. Thứ 4, công nghiệp: Sử dụng phụ gia khoáng thiên nhiên thay thế clinker;… Thứ 5, năng lượng: Thực hiện chuyển đổi năng lượng – sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch – Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả – điện khí hóa.
Định hướng phát triển điện gió tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: Cần đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió trên bờ và ngoài khơi và ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh,…). Năm 2030, xuất khẩu điện khoảng 5.000-10.000 MW.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cũng đã chia sẻ về các thách thức, khó khăn đối với nhà đầu tư gặp phải về chính sách chưa rõ ràng. Thứ nhất, về thời gian phê duyệt Quy hoạch điện VIII kéo dài. Thứ hai về đàm phán hợp đồng PPA (giá bán điện). Thứ ba, chưa có văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể bước triển khai các dự án năng lượng tái tạo sau Quy hoạch điện VIII được phê duyệt. Thứ tư, ưu đãi đầu tư chưa thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Phụ thuộc khả năng truyền tải hệ thống điện Quốc gia. Cuối cùng là thời gian và quy trình giải phóng mặt bằng lâu, chậm bàn giao mặt bằng.
Nguồn lực tài chính là một cấu phần quan trọng của chuyển dịch năng lượng. Trao đổi tại diễn đàn, ông Phạm Văn Triệu, Phó giám đốc Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, đối với các dự án điện gió theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng được vay từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Cụ thể, theo Thông tư số 03/2017/TT-BTNMT, đối với 1 chủ đầu tư được vay 10% vốn điều lệ của Quỹ, một dự án được vay không quá 5% vốn điều lệ của Quỹ, lãi suất vay ưu đãi 2,6%/năm hoặc 3,6%/năm.
Theo PGS, TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, để thực hiện quy hoạch điện 8 phát triển năng lượng tái tạo trong đó có điện gió là một quá trình dài và có kiến nghị Chính phủ đánh giá thực trạng về vấn đề năng lượng năm vừa qua bất cập ra sao, khó khăn do đâu, điện sản xuất ra không bán được, thiếu truyền tải, đề nghị về minh bạch giá. Kiến nghị lộ trình cụ thế cùng với trách nhiệm cụ thể. Quy hoạch điện VIII có thể nói đã tháo gỡ về vấn đề môi trường khi chuyển đổi năng lượng, đảm bảo mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn. |
Diễn đàn đã tiếp thu nhiều ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực điện gió đánh giá về cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính; cơ hội, thách thức và việc huy động, bố trí nguồn lực cho việc phát triển điện gió, cũng như các kịch bản Net Zero cho ngành năng lượng Việt Nam.
Có thể thấy, việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, điện gió được kỳ vọng sẽ là nhóm được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam trong thời gian tới. Củng cố cho việc phát triển sản lượng nhóm điện gió là các giới hạn của nhóm năng lượng mặt trời và thủy điện, mở đường cho điện gió chiếm vị trí trung tâm trong phát triển năng lượng tái tạo.
Tin, ảnh: