Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Tổ chức Sáng kiến thương mại thế giới IDH, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ sản xuất, tiêu thụ cà phê các tỉnh Tây Nguyên…

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại buổi tọa đàm “Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không gây mất rừng”.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay diện tích canh tác cà phê cả nước khoảng 710.600ha, trải rộng trên 20 tỉnh, trong đó diện tích cho thu hoạch là 653.200ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1,845 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước”. Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD.

Tại tọa đàm, đại diện Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững IDH cho biết, từ sau ngày 30-12-2020, sản phẩm cà phê sản xuất trên đất gây mất rừng của Việt Nam không được thông quan sang thị trường châu Âu. Để chứng minh cà phê sản xuất không gây mất rừng phải có định vị, truy xuất nguồn gốc đến từng khu vườn, báo cáo giải trình, phân tích nguy cơ và giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất rừng. 

 Sản xuất cà phê bền vững tại xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Tại tọa đàm, các đại biểu đã đề xuất giải pháp nhằm phát triển cà phê không ảnh hưởng tới diện tích rừng tự nhiên bao gồm: Đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội; hợp tác công tư sản xuất cà phê đạt các tiêu chuẩn chứng nhận, xuất xứ nguồn gốc, khoanh vùng, tổ chức giám sát sản xuất cà phê theo từng mức độ nguy cơ mất rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng; hỗ trợ nông hộ tăng cường năng lực sản xuất cà phê…

Tin, ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.