Theo đó, để thúc đẩy chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm tái sinh, tập đoàn thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy nông nghiệp tái sinh trong chăn nuôi và trồng trọt; cam kết đến năm 2030, 50% thành phần chính trong sản phẩm của tập đoàn phải đến từ nguồn nông nghiệp tái sinh.

Đối với lĩnh vực cà phê, tập đoàn mới đây đã công bố chương trình Nescafé Plan 2030 nhằm hỗ trợ sự chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh, đồng thời góp phần hiện thực hóa cam kết của mình về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero); trong đó, Việt Nam là một trong 7 thị trường chính mà tập đoàn đang triển khai Nescafé Plan 2030.

Ông Chris Hogg, Phó chủ tịch phụ trách Phát triển bền vững và Truyền thông khu vực châu Á, châu Đại dương và châu Phi.

Ông Chris Hogg, Phó chủ tịch phụ trách Phát triển bền vững và Truyền thông khu vực châu Á, châu Đại dương và châu Phi – Nestlé cho biết, Chúng tôi đang hợp tác với khoảng 600.000 người nông dân trên khắp thế giới, trong đó chủ yếu là nông dân ở các trang trại nhỏ. Mỗi vùng và mỗi nông trại có đặc điểm riêng biệt, vì thế các phương thức canh tác tái sinh được các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé hoặc Nestlé kết hợp với các chuyên gia nông nghiệp để thiết kế cho phù hợp với các điều kiện khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là dễ thực hiện với chi phí hợp lý và có thể nhân rộng.

Tại Việt Nam, việc chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh đang được chúng tôi hỗ trợ triển khai thông qua chương trình Nescafé Plan đã được thực hiện từ năm 2011 và kết nối thành công với 21.000 hộ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên. Chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt Nam, đồng thời giúp tăng thu nhập của người nông dân thêm 30-100%, giảm phát thải khí CO2 trên mỗi ký cà phê thu hoạch.

Ông Chris Hogg cho biết: “Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả thực sự, chứ không chỉ là khẩu hiệu, chúng ta cần đặt người nông dân và người lao động tại các nông trại làm trọng tâm khi thiết kế các chương trình, cần đảm bảo các chương trình này đem lại lợi ích cho cộng đồng”.

Hỗ trợ 21.000 hộ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh.

Từ kinh nghiệm triển khai nông nghiệp tái sinh ở các nước, ông Chris Hogg nhấn mạnh, thách thức lớn nhất khi áp dụng các phương thức canh tác mới tại các nông trại chính là sự tin tưởng của người nông dân – đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc chuyển đổi.

THANH HẢI