GDP năm 2022 tăng 8,02%, cao nhất 11 năm

GDP năm 2022 ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua. Trong đó, GDP quý IV tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của 2 năm gần nhất. GDP năm 2022 tăng 8,02% so với một năm trước đó. Ảnh: Quỳnh Danh….

fatz.research lúc 2022-12-29

GDP năm 2022 ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua. Trong đó, GDP quý IV tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của 2 năm gần nhất.

GDP năm 2022 tăng 8,02% so với một năm trước đó. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo báo cáo được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12, GDP năm 2022 ước tăng 8,02% so với năm trước, đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Trong đó, GDP quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế với mức tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như bán buôn, bán lẻ (10,15%), vận tải kho bãi (11,93%), lưu trú và ăn uống (40,61%).

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.

Tính chung năm 2022, cả nước có 208.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 30,3% so với năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 143.200 doanh nghiệp, tăng 19,5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,679 triệu tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Dù vậy, quy mô chỉ đạt 82,5% so với ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch bệnh.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,661 triệu lượt người trong năm nay, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019.

Tính đến thời điểm 21/12, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,85% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 8,31%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,99% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,73%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 12,53%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước xuất siêu 3,32 tỷ USD). Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.

Ước tính năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 3,219 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước.

Tính đến ngày 20/12, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam ước đạt gần 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước. Nhưng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước, cao nhất trong 5 năm qua.

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt 1,784 triệu tỷ đồng, bằng 126,4% dự toán năm và tăng 13,8% so với năm trước.

Tổng chi ngân sách Nhà nước lũy kế năm 2022 ước đạt 1,562,3 triệu tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán năm và tăng 8,1% so với năm trước.

Share
Bài viết bởi

fatz.research

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x