Một cuộc đàm thoại thú vị giữa Đức Phật và Ma Vương Ba Tuần, trích Nẻo về của ý – Thiền sư Thích Nhất Hạnh. “Đức Phật: Xin mời Ngài ngồi. Ba Tuần: Xin cám ơn Ngài. Gớm cái ông thị giả của Ngài khó tính quá. Khi tôi xưng…
Một cuộc đàm thoại thú vị giữa Đức Phật và Ma Vương Ba Tuần, trích Nẻo về của ý – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
“Đức Phật: Xin mời Ngài ngồi.
Ba Tuần: Xin cám ơn Ngài. Gớm cái ông thị giả của Ngài khó tính quá. Khi tôi xưng danh hiệu, ông ta nhất định không cho tôi vào. Ông nói: Nhà ngươi còn đến đây làm gì? Ngươi không nhớ năm xưa dưới gốc cây Bồ Đề, ngươi đã bị đức Thế Tôn đánh bại hay sao? Ngài sẽ không tiếp nhà ngươi đâu. Nhà ngươi là kẻ thù của Đức Phật”. Tôi phải nói khích một câu ông ấy mới cho vào.
Đức Phật (cười): Ngài nói khích như thế nào?
Ba Tuần: Tôi nói: “Phật thì làm gì có kẻ thù. Phật mà còn phân biệt kẻ oán người thân thì đâu có phải là Phật”. Chừng ông ta đã được nghe đâu cái câu ấy của Ngài một vài lần rồi cho nên khi nghe tôi nói khích ông ta động lòng tự ái, cho tôi vào ngay.
Đức Phật: Cái kiểu của ngài thì muôn đời như vậy. Và cứ phải mưu mô mà đi đường cong như vậy thì mới thắng được thiên hạ. Nhưng mà thực ra có dám làm như thế mới được gọi là Ma Vương.
Ba Tuần: Đúng lắm thưa Ngài. Làm Ma Vương bực lắm. Mặc áo thì luôn luôn phải mặc áo giấy. Vẻ mặt thì khi nào cũng phải hoặc nham hiểm, hoặc độc ác hoặc u mê. Thở thì phải thở toàn khói nghi ngờ đen nghịt. Để có hình thức phù hợp. Để cho danh chánh ngôn thuận là Ma Vương mà. Đi đâu thiên hạ cũng tránh, cũng ghét, cũng sợ. Làm Ma Vương quả thực bực lắm.
Đức Phật: Vậy ngài tưởng làm Phật sung sướng lắm hay sao? Thiên hạ dán vào lưng tôi nhiều nhãn hiệu mà tôi không hề tự xưng bao giờ. Thiên hạ đem tôi ra bán buôn. Và cứ tưởng tượng ngồi trên xe hoa để thiên hạ rước đi từng bước gật gù qua các phố bán than, bán thực phẩm, bán nước mắm v.v… thì tôi tưởng Ngài sẽ chẳng bao giờ ước muốn làm Phật, Thế Tôn của nhân loại.Nghe đức Thế Tôn nói xong, Ba Tuần cười ha hả…”
Cung cầu trên thị trường cũng là sự gắn kết.
Và có sự chấp nhận như vốn có của mỗi bên (cả mặt tích cực và tiêu cực).
VnIndex hình thành xu hướng tăng trung hạn 2023-2027 khi có 2 nhịp tạo đáy vào tháng 11/2022 và tháng 11/2023 để hấp thụ lực cung (được hình thành vào 2020-2021).
Tuy nhiên với đặc thù về giao dịch ngắn hạn của thị trường, các nhịp điều chỉnh là một phần của cuộc chơi.
Nhịp điều chỉnh với thanh khoản giảm dần sẽ giúp VnIndex tích lũy động lực vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh của trend giảm từ đầu 2022.
Dòng tiền nắm giữ và dòng tiền trading có vòng quay khác nhau:
Sự khác biệt về vòng quay giao dịch khiến mức kỳ vọng lợi nhuận ở mỗi chiến lược khác nhau (lợi nhuận kỳ vọng ở trading thấp hơn nhiều so với phương pháp nắm giữ vì việc tận dụng tần suất giao dịch).
Thông thường với nhịp tăng tốt tâm lý được cải thiện (có các cổ phiếu tăng 5-7% để kích thích và neo tâm lý nhà đầu tư cá nhân vào mức lợi nhuận đó) dẫn đến việc gia tăng mua bù lại phần lợi nhuận mà mình không vào kịp ở mức giá thấp. Việc tăng mua này ảnh hưởng bởi tâm lý và bỏ qua 2 yếu tố: i) nhịp tăng đã hình thành 2 tháng trước đó và mức giá hiện tại có sự chênh lệch đáng kể, người ta chỉ trồng hoa trước khi vô mùa còn khi mùa thu hoạch tới ít ai trồng thêm; ii) rủi ro T2, khi muốn trade nhanh mà giá điều chỉnh áp lực bán sẽ chuyển ngược lại.
Về giao dịch trading:
Trong bản tin FATZ MORNING – 1,200pts – Fatz.vn, từ giữa tháng 12/2023 chúng tôi kỳ vọng về đợt tăng giá của VnIndex lên 1,200pts. Đây là vùng giá mang tính chất tâm lý nhiều đồng thời với đó là gap 1,200 – 1,212pts vào ngày 22/09/2023.
Khi đạt được vùng giá mục tiêu, VnIndex sẽ có nhịp điều chỉnh.
Trong các giao dịch T0, T2 thông thường ở các nhịp kéo cuối giá cổ phiếu sẽ biến động mạnh đặc biệt ở nhóm Smallcap, và đây là những phiên hiện thực hóa lợi nhuận thay vì mua đuổi.
Các phiên gần đây khi Bank chỉnh, các nhóm cổ phiếu khác liên tục được sử dụng như Chứng, Thép Bán lẻ, Bất động sản.
Sự xoay tua nhóm ngành liên tục giúp chỉ số tăng nhưng giá trị giao dịch không cải thiện nhiều do đó thị trường cần tích lũy thêm nên 1 bước chờ đợi sẽ tốt.
Thanh khoản ở các nhóm ngành đều giảm so với tuần trước
Dựa trên khung thời gian giao dịch 4-5 năm
Xét về nền kinh tế, những khó khăn thách thức vẫn còn.
Những động lực phát triển như i) hiệu quả giải ngân đầu tư công chưa kịp phản ánh tức thời vào số liệu, ii) xuất khẩu vẫn trong quá trình thu hẹp đà giảm, iii) tiêu dùng trong nước chưa có sự phục hồi rõ nét và iv) đầu tư FDI.
Nền kinh tế cần thêm thời gian để hấp thụ và vượt qua.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán sẽ phản ánh trước nền kinh tế
Chúng ta hiện tại đang ở giai đoạn Hồi phục sau đợt giảm giá mạnh trước đó và năm 2023 là năm tạo nền cho 1 chu kỳ tăng mới cho các năm tiếp theo.
Năm 2024 cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ rõ ràng hơn. Đặc biệt ở nhịp điều chỉnh tiếp theo của VnIndex.
FATZ Research
Trả lời