Động lực tăng trưởng của Việt Nam từ nhiều năm qua đến từ lĩnh vực kinh tế tư nhân, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nhưng hiện nay nền kinh tế chỉ còn tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu và doanh nghiệp FDI. Tiêu dùng nội địa đang chịu…
Động lực tăng trưởng của Việt Nam từ nhiều năm qua đến từ lĩnh vực kinh tế tư nhân, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nhưng hiện nay nền kinh tế chỉ còn tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu và doanh nghiệp FDI. Tiêu dùng nội địa đang chịu ảnh hưởng rất lớn do đại dịch Covid, túi tiền của người dân ít đi và tâm lý lo âu vì đại dịch vẫn còn khiến mức chi tiêu sụt giảm đáng kể, nội lực kinh tế đang kiệt quệ.
CPI tháng 10/2021 giảm 0.2% so với tháng trước, lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0.17% so với tháng trước theo Báo cáo tình hình Kinh tế – Xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021 của Tổng cục thống kê.
Đối diện với tình hình hiện tại chúng ta cần có những giải pháp đột phá và kịp thời để kích thích lại tổng cầu. Việc thúc đẩy tiêu dùng đồng thời cũng sẽ làm cho lạm phát gia tăng, tuy nhiên tư duy đối với lạm phát cần sự thay đổi. Tương tự như việc thay đổi định hướng từ “Không Covid” sang “Sống chung an toàn với Covid”, câu hỏi bây giờ không phải là “lạm phát tăng hay không” mà là “tỷ lệ lạm phát ở mức nào là hợp lý” từ đó sẽ có các chính sách cải cách thật sự đột phá để nền kinh tế quay lại quỹ đạo tăng trưởng vốn có.
Mới đây trong hội thảo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 29/10 vừa qua, các chuyên gia kinh tế cũng đã nêu lên 5 vấn đề lớn cần lưu ý bao gồm: (i) duy trì cải cách trong quá trình phục hồi, và yêu cầu đặt ra là cải cách song song, thay vì cải cách sau khi đã phục hồi kinh tế; (ii) Huy động và sử dụng nguồn lực, đặc biệt là hiệu quả sử dụng nguồn lực; (iii) Không gian cho các hoạt động kinh tế mới bền vững; (iv) Những yêu cầu/đòi hỏi thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, tạo động lực cho cải cách thể chế, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; và (v) Nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, trong đó quan tâm nhiều hơn đến khu vực kinh tế tư nhân, hay tư duy về tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
Rõ ràng, sau khi nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất được mở cửa trở lại từ đầu tháng 10 thì những kết quả có được chưa đạt kỳ vọng đề ra và viễn cảnh xấu hơn sẽ xuất hiện nếu không có những giải pháp mới, hành động quyết liệt và kịp thời.
Trong tháng 10, VnIndex đã tăng 7.6% từ mốc 1,333pts lên đỉnh lịch sử 1,444pts. Như vậy việc nền kinh tế mở cửa đã giúp chỉ số VnIndex có mức tăng điểm rất tốt, tuy nhiên các chỉ số kinh tế tháng 10 vừa công bố cho thấy kết quả chưa đạt được kỳ vọng trong khi VnIndex đã cầm đèn chạy trước ôtô khá xa. Do đó thị trường hoàn toàn có khả năng điều chỉnh, Danh mục Fatz đã hạ tỷ trọng, chúng tôi khuyến nghị chờ mua ở vùng giá tốt hơn.
Tổng quan Danh mục 01/11/21:
FATZ Research