Tin tức cho biết trong 7 nhóm hàng lớn kể trên chỉ có 2 nhóm hàng tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2022 là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải, phụ tùng.

Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 48,94 tỷ USD, tăng khoảng 600 triệu USD so với cùng kỳ 2022 (tương đương tăng 1,22%).

Đến ngày 15-11, riêng nhóm hàng này chiếm xấp xỉ 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Dệt may là 1 trong 7 nhóm hàng xuất khẩu chục “tỷ đô” của Việt Nam. Ảnh minh họa: dangcongsan.vn

Không có quy mô lớn nhất, nhưng trong các nhóm hàng chủ lực, phương tiện vận tải, phụ tùng là nhóm có mức tăng ấn tượng nhất.

Đến ngày 15-11, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ 2022.

Với kết quả trên, phương tiện vận tải, phụ tùng vượt gỗ và sản phẩm gỗ để trở thành nhóm hàng có quy mô kim ngạch đứng thứ sáu cả nước, chiếm 3,92% kim ngạch cả nước.

Trong các nhóm hàng chủ lực, điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch giảm mạnh nhất tới 6,52 tỷ USD (tương ứng giảm 12,4%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Các mặt hàng còn lại có mức giảm gồm: Dệt may giảm 4,22 tỷ USD (tương ứng giảm 12,7%); giày dép các loại giảm 3,73 tỷ USD (tương ứng giảm 17,7%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,78 tỷ USD (tương ứng giảm 7%); gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,58 tỷ USD (tương ứng giảm 18,3%).

Như vậy, riêng kim ngạch sụt giảm của 5 nhóm hàng nêu trên lên đến 19,83 tỷ USD, chiếm tới 94,6% mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nhóm hàng chủ lực nêu trên là Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

THANH HẢI

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.