Đề xuất nhập cát từ Campuchia cho công trình đường cao tốc ĐBSCL

(KTSG Online) – Nhận thấy nhu cầu cát đắp nền tại các dự án cao tốc đang thi công ở Đồng bằng sông Cửu Long, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu cát từ Campuchia đã đề nghị vào cuộc. Cao tốc ở ĐBSCL: thiếu cát ‘nhức nhối’ Một số dự…

Fatz Admin lúc 2023-10-12

(KTSG Online) – Nhận thấy nhu cầu cát đắp nền tại các dự án cao tốc đang thi công ở Đồng bằng sông Cửu Long, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu cát từ Campuchia đã đề nghị vào cuộc.

Cao tốc ở ĐBSCL: thiếu cát ‘nhức nhối’

Một số dự án thuộc tuyến tốc Bắc-Nam có nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu cát

QUẢNG CÁO

CTCP tập đoàn TNT (Hà Nội) đang nhập khẩu khối lượng lớn cát xây dựng, san lấp từ Campuchia về Việt Nam và xuất khẩu đi nước thứ ba mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị cho phép nhập khẩu cát từ Campuchia về phục vụ các dự án đường cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Xà lan vận chuyển cát tại Tiền Giang. Ảnh: H.P

Theo bộ GTVT, các dự án cao tốc ở ĐBSCL có tổng chiều dài 355 km, đang cần khoảng 6,6 triệu mét khối đá; 4,7 triệu mét khối đất đắp và gần 54 triệu mét khối cát đắp và san lấp. 54 triệu mét cát đắp và san lấp được chia ra cho 4 dự án trọng điểm: Dự án cao tốc Bắc- Nam phía Đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau và 3 dự án cao tốc khác: Dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, dự án cao tốc Mỹ An-Cao Lãnh và dự án Cao Lãnh-An Hữu.

Nhiều dự án, công trình đang thi công chậm tiến độ, trong đó có công trình, gói thầu gần như dừng thi công do chờ cát. Ví dụ như  tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp đã cam kết cung cấp 7 triệu mét khối cát , tinh An Giang có văn bản cung cấp 3,3 triệu mét khối cát trong năm nay và đã giao 4 mỏ cho dự án. Tỉnh Vĩnh Long có giới thiệu 2 mỏ cát 1,38 triệu mét khối, hiện nhà thầu đang khảo sát, đánh giá trữ lượng.

Nhưng thực tế lượng cát được các tỉnh bố trí cho dự án này đến nay mới là 1,47 triệu mét khối, đạt 8% so với nhu cầu.

Theo đánh giá của doanh nghiệp, điều đáng lo ngại hiện nay là nguồn cát san lấp chủ yếu cho các tuyến đường này được khai thác trên hai tuyến sông chính của ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong khi đó, nghiên cứu của Dự án quản lý cát bền vững ở ĐBSCL thuộc Quỹ bảo vệ quốc tế thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam vào cuối 2022 cho thấy, hiện nay khối lượng cát đổ về ĐBSCL từ 6,18 – 7 triệu tấn năm và khoảng 6,5 triệu tấn đổ ra biển Đông. Trong khi lượng cát được khai thác từ các con sông ở khu vực này từ 28 đến 40 triệu tấn/năm. Việc khai thác  không bền vững tác động không nhỏ đến hình thái của hai dòng sông chính ở khu vực ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu.

Chính phủ cũng đang tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau để xử lý tình trạng thiếu hụt cát cung cấp cho các dự án đường cao tốc tại ĐBSCL như: khai thác và xử lý cát biển để đắp nền và làm vật liệu xây dựng; làm cầu cạn trên cao; gia hạn cấp phép lại cho các mỏ hết hạn, cấp phép khai thác cho 1 số mỏ lớn, tăng công suất khai thác mỏ cát… Tuy nhiên, các phương án trên đều chưa đạt hiệu quả tốt, thậm chí còn làm chậm tiến độ dự án.

Doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cho phép thí điểm đưa cát từ Campuchia vào Việt Nam như một giải pháp thay thế cho nguồn cát thiếu hụt tại các công trình đường cao tốc ở ĐBSCL. Đồng thời, có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, vận tải cũng như tín dụng để doanh nghiệp có thể nhập khẩu cát với số lượng lớn, thuận lợi đáp ứng nhu cầu các công trình trọng điểm.

Việc nhập khẩu cát đã có trong danh mục vật liệu xây dựng nhập khẩu từ nước ngoài được Bộ Tài chính và Hải quan hướng dẫn chi tiết. Hiện tại, Chính phủ và Bộ GTVT chưa có trả lời về đề nghị này.

L.Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.