De Heus tập trung xuất khẩu vào thị trường Halal

(Chinhphu.vn) – Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng…

Fatz Admin lúc 2024-10-30

(Chinhphu.vn) – Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại lĩnh vực này.

De Heus tập trung xuất khẩu vào thị trường Halal- Ảnh 1.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus Nguyễn Quang Hiếu cho biết, De Heus tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm theo hướng xanh và theo các tiêu chuẩn Halal để thúc đẩy xuất khẩu, trong đó có thị trường Halal – Ảnh: VGP/MT

Ngành công nghiệp Halal đang được Việt Nam ngày càng quan tâm, phát triển. Năm 2024, Bộ KH&CN đã thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT) nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DN sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm Halal.

Ngày 22/10 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Halal “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”, mở ra nhiều cơ hội lớn về tăng trưởng kinh tế, mở rộng thương mại để các DN Việt Nam tiến sâu vào nền kinh tế Halal toàn cầu trị giá hơn 2.000 tỷ USD.

QUẢNG CÁO

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam (tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và cung cấp giống gia cầm, gia súc, đã có mặt tại Việt Nam hơn 15 năm qua) đánh giá, việc thành lập HALCERT là một cột mốc quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế Halal toàn cầu. Bởi vì qua việc áp dụng chứng nhận Halal, Việt Nam khẳng định mình là nguồn cung cấp sản phẩm Halal được chứng nhận tin cậy, mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chia sẻ về định hướng xuất khẩu trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Hiếu cho biết, sản lượng của De Heus đạt khoảng 3 triệu tấn thức ăn, thủy sản, gia súc, gia cầm mỗi năm. Tập đoàn đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết, với mục tiêu mang đến giá trị tối ưu nhất cho chăn nuôi; đồng thời, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm theo hướng xanh để thúc đẩy xuất khẩu.

Cụ thể, ngay từ năm 2017, chuỗi sản xuất thịt gà của De Heus, bao gồm các DN tại miền Đông Nam Bộ đã xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường Nhật Bản. Trong các năm vừa qua, De Heus đã xây dựng kế hoạch để xuất khẩu sang các nước nói chung và thị trường các quốc gia Hồi giáo nói riêng.

De Heus tập trung xuất khẩu vào thị trường Halal- Ảnh 2.

De Heus xây dựng hệ thống trang trại, nhà máy thân thiện với môi trường, hướng đến tương lai bền vững nhằm thúc đẩy xuất khẩu – Ảnh: VGP/MT

Nắm rõ tiêu chuẩn Halal để thúc đẩy xuất khẩu

Một trong những yêu cầu để đưa sản phẩm vào thị trường Halal là cần nắm rõ tiêu chuẩn Halal và đáp ứng các tiêu chí sản xuất xanh. 

Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh cho biết, mục tiêu trong phát triển chăn nuôi giai đoạn 2030-2045 của Việt Nam là theo hướng xanh để đảm bảo các tiêu chuẩn về nguồn gốc thực phẩm, an toàn thực phẩm khi xuất khẩu. Việt Nam đang từng bước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, như đã xuất khẩu thịt gà, sang thị trường Halal với quy mô trên 1,2 tỷ dân.

Thị trường Halai là thị trường khó tính, ngoài tiêu chuẩn kỹ thuật còn có tín ngưỡng với các sản phẩm này, nên các DN có tiềm năng lớn, như CP, De Heus có thể cạnh tranh được.

Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Halal, chúng ta không chỉ chú trọng đến chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, mà còn phải đặc biệt quan tâm tới sự khắt khe về tín ngưỡng, cũng như các quy định đặc thù của thị trường. Đồng thời, phải chọn các sản phẩm cạnh tranh được, như thịt gà lông trắng, trứng… mà chúng ta có lợi thế.

De Heus tập trung xuất khẩu vào thị trường Halal- Ảnh 3.

Thịt gà lông trắng là một trong những sản phẩm được thị trường Halal ưa chuộng – Ảnh: VGP/MT

Dưới góc nhìn và kinh nghiệm của một DN top đầu về chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Quang Hiếu phân tích: “Thị trường Hồi giáo có các quy định, quy trình kiểm soát chặt chẽ, nhất là liên quan đến tín ngưỡng, cụ thể là quy định Halal. Đặc biệt, tiêu chuẩn Halal lại không công nhận thống nhất với nhau, như các nước Trung Đông có quy định riêng, Malaysia có quy định riêng… Đây là khó khăn cho DN muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Hiếu, bên cạnh khó khăn thì cũng có nhiều thuận lợi cho các DN Việt, vì hầu hết các quốc gia Hồi giáo đều coi Việt Nam là đối tác thân thiện, gần gũi, nên họ rất tạo điều kiện cho các DN của chúng ta. 

Do đó, để có sản phẩm xuất khẩu, các DN cần thực hiện theo quy định Halal, từ con giống, nhà máy thức ăn, giết mổ, chế biến… Đặc biệt, quy định Halal rất quan tâm đến nhà máy giết mổ, chế biến theo quy định của Hồi giáo, trong khâu này phải có người theo đạo Hồi thực hiện nghi lễ và tham gia vào một số khâu trong giết mổ, chế biến…

Với sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT, hiện nay De Heus tiếp tục xây dựng các giải pháp hướng đến xuất khẩu, như xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở khu vực Đông Nam Bộ, phối hợp với các cơ quan đàm phán các vấn đề liên quan đến thú y… để tiếp tục tìm kiếm cơ hội xuất khẩu được nhiều sản phẩm. Thời gian qua, De Heus cũng đã triển khai các giải pháp đồng bộ để đến năm 2026 sẽ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của mình sang thị trường Hồi giáo  

Minh Thi

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.