Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu loạt giải pháp giúp Vĩnh Phúc phục hồi tăng trưởng

(Chinhphu.vn) – Ngày 10/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn công tác làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên…

Fatz Admin lúc 2023-05-10

(Chinhphu.vn) – Ngày 10/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn công tác làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu loạt giải phát giúp Vĩnh Phúc tăng trưởng trở lại - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham quan nhà máy sản xuất của Công ty Honda Việt Nam.

Tham gia buổi làm việc có bà Hoàng Thị Thuý Lan, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương, các bộ, ngành và đại diện các sở, ngành tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tăng trưởng kinh tế 4 tháng đầu năm tụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, GRDP quý I năm 2023 của tỉnh giảm 2,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng giảm 6,69%, ngành nông nghiệp tăng 2,46%, riêng ngành dịch vụ duy trì được mức tăng 8,91 so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân do Vĩnh Phúc là địa phương có độ mở kinh tế cao, nên chịu tác động rất mạnh từ kinh tế thế giới; do ảnh hưởng của lạm phát cao, tiêu dùng sụt giảm mạnh (từ cuối năm 2022) và do ảnh hưởng của các chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Kiến nghị một số chính sách hỗ trợ

Để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị đoàn công tác của Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách phục hồi kinh tế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước trong khu vực và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách phát triển công nghiệp ô tô, xe máy, trong đó trước mắt xem xét tiếp tục giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu tiêu thụ, sản xuất xe trong nước…

Xem xét điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tối thiểu 6 tháng và lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước . Tiếp tục áp dụng chính sách về giãn, hoãn các khoản phải nộp, như cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước cho một khoảng thời gian đủ dài (từ 2-3 năm).

Tính cũng kiến nghị việc gia hạn một số chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh đã hết thời gian thực hiện.. .

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu loạt giải phát giúp Vĩnh Phúc tăng trưởng trở lại - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho từng doanh nghiệp

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành liên quan đã trao đổi về một số kiến nghị của tỉnh. Một số kiến nghị khác chưa được trao đổi do thuộc thẩm quyền các bộ, ngành khác (không có đại diện tham gia Đoàn công tác) hoặc thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến nghị của tỉnh và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ nhằm hỗ trợ địa phương tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.

Bộ trưởng cho rằng, với độ mở của nền kinh tế cao (gấp 2 lần cả nước) nên Vĩnh Phúc đã chịu ảnh hưởng mạnh khi nhu cầu thị trường thế giới bị suy giảm. 

Góp ý giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh tiếp tục tập trung rà soát rà soát, nắm bắt kịp thời để tháo gỡ thực chất, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc của từng doanh nghiệp, từng dự án đầu tư trên địa bàn (gồm cả dự án đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp), nhất là các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào hoạt động để phát huy hiệu quả đầu tư và gia tăng năng lực sản xuất mới.

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tỉnh, trên cơ sở tích hợp đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng đề ra trong Nghị quyết 30 ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Cùng với việc hoàn thiện quy hoạch tỉnh, cần chú trọng rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất và các cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện thắng lợi các dự án đầu tư (hoặc các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội) trong thời gian tới.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, giám sát và điều hành của chính quyền các cấp.

Tập trung chấn chỉnh tinh thần, thái độ làm việc, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong tham mưu chính sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành ở mỗi cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường hậu kiểm. 

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực và dư địa để phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan (như vật liệu, cơ khí, chế tạo, thương mại, dịch vụ).

Đồng thời tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, hỗ trợ tốt nhất các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong thực hiện các thủ tục hành chính (có liên quan đến cơ quan quản lý doanh nghiệp). 

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm và tiếp cận, khai thác các thị trường (cả trong nước và nước ngoài) để phát huy hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên (nhất là các Hiệp định thế hệ mới, như EVFTA, CPTPP, RCEP…)

Bên cạnh đó, tập trung cao cho nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn, nhất là hạ tầng giao thông, viễn thông, logicstics; hạ tầng thương mại, dịch vụ (cả truyền thống và hiện đại) gắn với đô thị hóa và hoạt động du lịch. 

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là quan tâm phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử.

Ngoài ra, tỉnh cần có cơ chế tạo quỹ đất sạch, quy mô đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ, có cơ chế, lộ trình nội địa hóa nguyên liệu, dây truyền sản xuất hiện đại.

Phát huy thế mạnh của trung tâm công nghiệp quốc gia để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, thương mại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. 

*Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có chuyến thăm và làm việc tại Công ty Honda Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, lắng nghe các ý kiến chia sẻ của doanh nghiệp về phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy tại Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận nỗ lực, đóng góp của Honda Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung. 

 Bộ trưởng Nguyền Hồng Diên đề nghị Honda Việt Nam tiếp tục các nỗ lực trong thời gian tới để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng của mình; đồng thời có chiến lược, lộ trình phát triển phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về tăng trưởng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến hiện thực hoá cam kết tại COP26.

Nguyễn Đức

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.