Dự án đầu tư xây dựng Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận có tổng mức đầu tư gần 4 nghìn tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận.

Quang cảnh Lễ khởi công. 

Dự án có chiều dài tuyến khoảng 51,94km. Trong đó, đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất dài khoảng 11,2km (điểm đầu tại Km0+000 (Km 88+540 QL61) thuộc huyện Châu Thành (Kiên Giang); điểm cuối Km 11+200 (Km 77+00 QL61) tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Đoạn Gò Quao – Vĩnh Thuận có chiều dài khoảng 40,74 km (điểm đầu Km20+600 (Km 67+213 QL61) thuộc huyện Gò Quao (Kiên Giang); điểm cuối Km 61+342 (Km 67+174 QL61) tại huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang).

Cấp đường, giai đoạn hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp III đồng bằng, với 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ; giai đoạn phân kỳ các yếu tố hình học (bình đồ, trắc dọc) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 80km/giờ.

Giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe; giai đoạn phân kỳ quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 12,0m, chiều rộng mặt đường 7,0m, chiều rộng lề đường 5,0m, trong đó lề gia cố 4,0m. Mặt đường, đoạn tuyến nâng cấp, cải tạo thiết kế mặt đường bê tông nhựa cao cấp A1…

Về công trình cầu: thiết kế bằng thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Khổ cầu phù hợp với khổ nền đường.

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải phát biểu tại Lễ khởi công. 

Các đại biểu tham dự Lễ khởi công. 
Các phương tiện tham gia thực hiện dự án. 

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải,dự án đầu tư xây dựng Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận đóng vai trò quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và hai tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu nói riêng. Sau khi hoàn thành sẽ nối thông các huyện Gò Quao, Hồng Dân và Vĩnh Thuận bằng đường bộ (thay thế 3 phà hiện hữu). Đây là khu vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản, là vùng trồng lúa và cây ăn quả lớn của vùng nhưng chưa có hệ thống đường ô tô tương xứng để khai thác các lợi thế của vùng.

Quan trọng hơn nữa, dự án khi hoàn thànhsẽ góp phần từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu; nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông nhằm phát huy vai trò của tuyến đường Hồ Chí Minh trong việc kết nối giữa các địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực.

Tin, ảnh: QUANG ĐỨC

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.