Bình Thuận xử lý 43 dự án chậm tiến độ, bị ‘bêu tên’ như thế nào?

Về 43 dự án chậm tiến độ bị “bêu tên”, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết đã làm theo thông báo kết luận của Tổng cục Quản lý đất đai, đồng thời tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sớm triển khai…

Fatz Admin lúc 2023-01-14

Về 43 dự án chậm tiến độ bị “bêu tên”, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết đã làm theo thông báo kết luận của Tổng cục Quản lý đất đai, đồng thời tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sớm triển khai dự án.

Bình Thuận xử lý 43 dự án chậm tiến độ, bị bêu tên như thế nào? - Ảnh 1.

Khu vực biển Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận có nhiều dự án chậm tiến độ – Ảnh: ĐỨC TRONG

Tỉnh Bình Thuận sẽ xem xét cho chủ trương gia hạn thêm 12 tháng đối với các dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ yếu là khách quan.

Theo tỉnh Bình Thuận, đây là lần gia hạn cuối cùng. Sau khi hết thời gian này mà các dự án vẫn không đưa đất vào sử dụng thì sẽ thu hồi.

QUẢNG CÁO

Các sở ngành liên quan tiếp tục phối hợp trong việc đôn đốc các chủ đầu tư sớm triển khai đưa dự án vào hoạt động, đồng thời xử lý việc điều chỉnh, chấm dứt dự án đầu tư, gia hạn sử dụng đất, thu hồi đất theo đúng quy định.

Nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ

Theo tỉnh Bình Thuận, phần lớn các dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã sử dụng đất đúng mục đích, đảm bảo việc đầu tư, sử dụng đất theo tiến độ được duyệt.

Tuy nhiên, một số dự án đầu tư trên lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhất là các dự án nằm xa trung tâm TP Phan Thiết hoặc có điều kiện kết nối hạ tầng hạn chế thường bị chậm tiến độ, chậm sử dụng đất hoặc không đưa đất vào sử dụng đất.

Tỉnh đã liệt kê những nguyên nhân khiến các dự án trên chậm triển khai như: công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn kéo dài, kết cấu hạ tầng thiếu hoặc chưa đồng bộ, vướng quy hoạch, sự phối hợp của các ngành chưa đồng bộ, chủ đầu tư chưa thực sự tích cực, ảnh hưởng dịch COVID-19…

Đặc biệt, năng lực của chủ đầu tư dự án còn hạn chế nên có tình trạng dự án đầu tư cầm chừng, chờ sang nhượng lại. Trong năm 2022, tỉnh Bình Thuận đã thu hồi 11 dự án chậm triển khai.

Tỉnh cũng cho biết nhiều quy định về quản lý đất đai hiện nay có chồng chéo, chậm được các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, gây khó khăn trong việc thực hiện, nhất là đối với các trường hợp xử lý chuyển tiếp. Riêng việc xác định giá đất cụ thể, tỉnh cho rằng hiện nay còn chậm do vướng mắc rất nhiều trong việc áp dụng các phương pháp định giá đất.

Về trách nhiệm các sở ngành trong trong việc quản lý các dự án trên, tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu kiểm điểm theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Theo Đức Trong

Tuổi trẻ

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.