Áp thuế GTGT phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

(Chinhphu.vn) – Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối…

Fatz Admin lúc 2024-11-17

(Chinhphu.vn) – Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Áp thuế GTGT phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững- Ảnh 1.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh (giữa) cho rằng áp mức thuế GTGT 5% sẽ đáp ứng được yêu cầu của các bên bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Từ ngày 1/1/2015, Luật số 71 có hiệu lực, các mặt hàng này đã được chuyển thành đối tượng không chịu thuế GTGT và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Thực tế thời gian qua cho thấy, quy định đưa mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Khoản 1 Điều 3 Luật số 71) làm hạn chế sự phát triển và đầu tư cho sản xuất phân bón trong nước, đồng thời không đạt được mục tiêu giảm giá bán mặt hàng phân bón khi xây dựng Luật số 71.

QUẢNG CÁO

Chia sẻ tại cuộc tọa đàm ‘Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững’ diễn ra sáng ngày 17/11, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi Luật Thuế 71 theo hướng áp GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón là rất phù hợp. Khi đó, cả “3 nhà” là nhà nông, Nhà nước và doanh nghiệp (DN) đều được hưởng lợi.

Theo ông An, chúng ta cần phải nhận thức rằng, thuế GTGT với phân bón có giá trị không chỉ dừng lại ở mặt kinh tế mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác. Do đó, cũng cần phải lắng nghe các ý kiến từ các chuyên gia, các đánh giá dưới góc độ khoa học để có sự thống nhất cao.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế, GS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, kinh nghiệm ở các nước Mỹ, EU, Trung Quốc, Nga đều có ưu tiên cho việc sản xuất vật tư, thiết bị nông nghiệp, đặc biệt là phân bón. Khi nói đến các ưu tiên về thuế đầu ra/vào, họ đều có thuế suất ưu đãi với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT với vật tư nông nghiệp và phân bón.

Tại Trung Quốc, đây là quốc gia nhập rất nhiều nguyên liệu đầu vào để sản xuất, thuế nhập khẩu được giảm 50% hoặc bằng 0, thuế VAT cũng áp mức thấp (11%). Khi các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu đều được nhà nước hỗ trợ lưu kho bãi, vận chuyển tại cảng… được nhà nước hỗ trợ, được hoàn thuế đã đóng trong nước.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm, với mức áp thuế 5%, sẽ đáp ứng được yêu cầu của các bên bao gồm nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân, “Theo tính toán của chúng tôi, trong giai đoạn 2013-2014, qua khảo sát tại 4 doanh nghiệp phân bón lớn, giá đầu vào phân bón nhập vào là khoảng 3-4%. Nên chúng tôi đề xuất là áp thuế 5% vào phân bón, vì từ đó có cơ sở đủ để khấu trừ phần chiết khấu thuế đầu vào cũng không làm tăng giá trị phân bón quá nhiều”.

Ông Lê Văn Ngân, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, lực lượng sản xuất trong nước hiện chiếm hơn 70% thị phần phân bón trên thị trường. Trong 10 năm trở lại đây, kể từ khi Luật Thuế GTGT có hiệu lực năm 2014, việc đầu tư mới cho các dây chuyền sản xuất và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp phân bón bị chậm lại.

Việc áp dụng quy định thuế GTGT 5% khi đó doanh nghiệp được khấu trừ đầu vào, doanh nghiệp sẽ có động lực đổi mới công nghệ, đầu tư vào dây chuyền sản suất mới, hiện đại, đồng thời giúp Việt Nam có thêm các sản phẩm phân bón thế hệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp phân bón thế giới và phân bón nhập khẩu.

Linh Đan

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.