Hội thảo có sự quan tâm và tham dự của đại diện lãnh đạo các ban ngành Trung ương và địa phương, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu về sâm như ông Phạm Hồng Lượng – Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS Trần Minh Ngọc –  Phó cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế; ông Nguyễn Trọng Lịch – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu; TS Phạm Hà Thanh Tùng –  Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam,…

Đại diện Dược phẩm Thái Minh (thứ hai từ phải sang) nhận chứng nhận đồng hành cùng Hội thảo.

Là một trong tứ đại danh dược, sâm nói chung và sâm Việt Nam nói riêng đã được biết đến từ lâu với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, do thói quen lâu đời, đến nay sâm Việt Nam chủ yếu được sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô, mà chưa có sản phẩm chế biến chuyên sâu và chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. “Một thực tế hết sức nhức nhối là sâm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được nhập trôi nổi bên ngoài, đội lốt sâm Việt Nam bán với giá rẻ bèo làm tổn hại đến uy tín, thương hiệu sâm Việt”, nhà báo Lâm Hiếu Dũng trăn trở.

TS Phạm Hà Thanh Tùng, một trong những nhà khoa học hàng đầu trong nghiên cứu về sâm và dược liệu quý, đã nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một quy trình chuẩn hóa toàn diện cho việc nuôi trồng, chế biến và bảo quản sâm. Báo cáo tại Hội thảo, TS Tùng cho biết, Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam đã kết hợp cùng Dược phẩm Thái Minh tiến hành thực hiện nghiên cứu và phát triển bộ tiêu chuẩn cơ sở chuẩn 7 bước cho sâm Việt Nam (sâm Lai Châu) trong nhiều năm. Đến nay, bộ tiêu chuẩn này bao gồm các quy trình chi tiết từ việc chăm sóc, thu hoạch, chế biến cho đến bảo quản, đưa ra nguồn sâm tươi chất lượng đồng nhất, đồng thời giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường hoặc phương thức sản xuất.

TS Phạm Hà Thanh Tùng (bên trái) tham dự Hội thảo.

Quy trình này không chỉ giúp củ sâm giữ được hàm lượng hoạt chất MR2 – hoạt chất “vàng” làm nên nhiều công dụng hàng đầu của sâm Việt Nam – ở mức cao gấp 8-10 lần so với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam mà còn bảo đảm sản phẩm sâm an toàn trước khi đưa vào chế biến, không chứa các chất độc hại, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.

Hồng Sâm Lai Châu – Đột phá trong công nghệ chế biến

Nhận thấy tiềm năng lớn từ việc phát triển công nghệ chế biến sâm Việt Nam (sâm Lai Châu), nhiều năm qua, nhóm nghiên cứu của TS Tùng tập trung nghiên cứu chuyên sâu với mong muốn chế biến ra các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao từ cây sâm Việt, một trong số đó là hồng sâm. Khác với sâm tươi hoặc sâm khô, hồng sâm được chế biến qua một quá trình xử lý đặc biệt, giúp tăng cường giá trị dược lý và mở rộng khả năng hấp thụ. Từ sự kết hợp giữa khoa học công nghệ hiện đại và những đặc điểm đặc trưng của sâm Việt Nam (sâm Lai Châu), Hồng Sâm Lai Châu đã ra đời, mở ra một hướng đi mới cho ngành sâm Việt.

Hồng Sâm Lai Châu đã có mặt trên thị trường dưới dạng lát hồng sâm 2gram.

Với việc sử dụng công nghệ enzym độc quyền, Hồng Sâm Lai Châu vẫn giữ được hàm lượng hoạt chất saponin cao trong quá trình chế biến. Đây là nhóm thành phần chính trong sâm, đóng vai trò quan trọng trong tác dụng dược lý quý giá của sâm. Đặc biệt, các saponin ginsenoside, vốn có cấu trúc phân tử cồng kềnh được thu nhỏ, dễ dàng hấp thu và phát huy mạnh mẽ tác dụng, mang lại lợi ích tương tự như sâm Hàn Quốc. Đồng thời, MR2 – saponin chỉ có hàm lượng cao trong sâm Việt Nam được bảo toàn nguyên vẹn giúp Hồng Sâm Lai Châu giữ được những đặc tính dược lý đặc biệt, làm tăng giá trị của sản phẩm sâm Việt Nam.

Sự thay đổi tác dụng sinh học diễn ra sau quá trình chế biến giúp cải thiện các tác dụng sinh học như tác dụng chống oxy hóa, tác dụng kháng tế bào ung thư, tác dụng bảo vệ gan  so với dạng chưa chế biến.

[Hyperlink] Cách Hồng Sâm Lai Châu phát huy tối đa tác dụng: https://samthaiminh.com/tien-si-viet-nam-nghien-cuu-bao-che-hong-sam-lai-chau

Chuyển giao độc quyền toàn bộ nghiên cứu về Hồng Sâm Lai Châu để thương mại hóa, đưa sâm Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng chia sẻ về Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh tại hội thảo.

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng chia sẻ: Hiện nay, toàn bộ kết quả nghiên cứu về chế biến Hồng Sâm Lai Châu của Viện Sâm và Viện Dược liệu Việt Nam đã được chuyển giao độc quyền cho đơn vị Dược Phẩm Thái Minh để phát triển các dòng sản phẩm Hồng Sâm chất lượng cao, cụ thể là sản phẩm Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh đã có mặt trên thị trường.

[Hyperlink] Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh nhận được sự tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng

https://samthaiminh.com/hong-sam-lai-chau-huu-co

Xuất hiện tại Hội thảo Sâm Việt Nam diễn ra tại Hồ Chí Minh, Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh một lần nữa khẳng định giá trị tiên phong của hồng sâm đầu tiên của Việt Nam. Nhìn qua Hàn Quốc, tổng giá trị thị trường sâm của quốc gia này đạt 1,7 tỷ USD, trong đó hồng sâm đóng góp 89%. Trong khi đó, nước ta vẫn xoay quanh các sản phẩm sâm khô, ngâm rượu. “Chúng ta phải tiếp cận hồng sâm ở góc độ thị trường”, TS Tùng nói.

Sự thành công của Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh không chỉ khẳng định giá trị của sâm Việt Nam mà còn mở ra cơ hội lớn để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong ngành sản xuất, chế biến sâm và các dược liệu quý. Với sự đầu tư đúng đắn vào nghiên cứu khoa học và công nghệ chế biến, sâm Việt Nam (sâm Lai Châu) chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và đất nước Việt Nam.

MINH HÀ