Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được Liên minh châu Âu ban hành với mục tiêu xử lý lượng phát thải khí nhà kính trong một số hàng hóa nhất định nhập khẩu vào Liên minh châu Âu.
Chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2023, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon trước mắt áp dụng đối với 6 nhóm mặt hàng nhập khẩu gồm: Xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen.
Từ ngày 1-1-2026, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành. Theo đó, sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.
Các ý kiến trao đổi tại tọa đàm. |
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương thông tin, ngày 24-8 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo về triển khai các nhiệm vụ liên quan tới cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.
Chia sẻ về phản ứng của doanh nghiệp trước cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, bà Nguyễn Hồng Loan, chuyên gia Dự án hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon cho biết, đại bộ phận các doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ, thậm chí chưa chính xác và từ đó những phản ứng, những chuẩn bị có thể không có hiệu quả.
Theo đó, cần có kênh truyền thông chính sách chính thức để hướng dẫn một cách chính thống về các quy định của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon để doanh nghiệp hiểu đúng, ứng phó đúng.
Để có giải pháp ứng phó với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, giải pháp đầu tiên liên quan đến vấn đề thể chế, tức là đầu tiên phải xác định được một cơ quan đầu mối chính thức. Tiếp đó, nhóm liên quan đến tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp; đề xuất là các giải pháp hỗ trợ…Cùng với đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh để có những cam kết, những quy định linh hoạt tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tin, ảnh: VŨ DUNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.