Hội thảo với sự tham dự của nhiều chuyên gia, lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các công ty, doanh nghiệp nuôi, khai thác, chế biến tổ yến. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho biết, Bình Phước có khoảng 1.400 nhà dẫn dụ chim yến. Diện tích sàn nuôi yến phổ biến từ 100-350m2.
Ngành yến sào Việt Nam nói chung, Bình Phước nói riêng đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi chim yến có xu hướng phát triển mang tính tự phát, gây khó khăn trong công tác quản lý; việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại nhằm gia tăng giá trị sản phẩm tổ yến chưa được chú trọng đúng mức.
Trao đổi, ký kết biên bản hợp tác tại hội thảo. |
Nhiều đại biểu cũng đã trao đổi, chia sẻ, gợi mở nhiều biện pháp, kinh nghiệm, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các mô hình nuôi chim yến và nâng cao giá trị hàng hóa, như việc xây dựng chiến lược phát triển ngành yến sào trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, bền vững có ý nghĩa thiết thực; nâng cao công tác quản lý, khai thác, kinh doanh chim yến và kỹ thuật chăm sóc, sơ chế hiệu quả, an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường liên kết hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh mở rộng thị trường, bảo vệ thương hiệu…
Tin, ảnh: NGỌC HIỆN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.