Khi tình hình xung đột tăng lên, sự không chắc chắn trong kinh tế và chính trị cũng theo đó mà gia tăng. Điều này khiến các nhà đầu tư thường tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đầu tư vào những tài sản được xem là an toàn…
Khi tình hình xung đột tăng lên, sự không chắc chắn trong kinh tế và chính trị cũng theo đó mà gia tăng. Điều này khiến các nhà đầu tư thường tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đầu tư vào những tài sản được xem là an toàn như vàng hoặc trái phiếu chính phủ.
Thanh khoản của thị trường chứng khoán từ đó giảm dần khi dòng tiền dịch chuyển sang các thị trường khác, khi tiền ít thì giá không tăng.
Trước áp lực về lạm phát, rủi ro địa chính trị, chỉ số S&P 500 giảm 1.5% DJIA giảm 2.3% trong tuần trước. Ngược chiều với đó là sự tăng giá của USD (chỉ số DXY tăng 1.6%) và lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm tăng lên 4.53% trong tuần.
Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, 3 nhóm ngành Bank – Chứng – Bất động sản đã chiếm 50% tổng vốn hóa.
Tỷ trọng nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm 30% vốn hóa thị trường có ý nghĩa quan trọng khi biến động giá của nhóm này có thể kéo theo sự thay đổi lớn của chỉ số do tỷ trọng cao trong rổ chỉ số.
Tương tự phiên kéo giá cuối tuần trước giúp VnIndex giữ được trạng thái sideway.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KHUNG GIÁ GIAO DỊCH CỦA VNINDEX
Kịch bản điều chỉnh đề cập:
“Với các tác động lên thị trường hiện tại như yếu tố tỷ giá, đà bán của khối ngoại… kỳ vọng diễn biến giá của các nhóm ngành cho thấy sự chờ đợi của nhà đầu tư cho diễn biến tâm lý muốn “Xác nhận” lại các câu hỏi như: đà hồi phục về doanh thu – lợi nhuận của công ty niêm yết ở Quý 2/2024 có ổn định, sự thuận lợi ở diễn biến chính sách lãi suất toàn cầu, tác động từ đầu tư công, sự chuyển dịch dòng tiền từ kênh tiền gởi ngân hàng.
Các yếu tố trên ảnh hưởng đến vùng giá điều chỉnh của VnIndex ở nhịp này quanh 1,180pts.”
Về tâm lý giao dịch:
Sau 1 tháng giằng co trong tháng 03/2024, lực cầu bị bào mòn và lực cung hiện tại đang chiếm ưu thế.
Những tin đồn, rủi ro hiện tại đang gia tăng khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng. Các rủi ro bao gồm: tỷ giá, đà bán của khối ngoại, sự phục hồi về lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 2/2024 – những rủi ro này đến từ việc FED tiếp tục neo cao lãi suất hiện tại.
Đối với dòng tiền, khi vàng vẫn hot và tiền gởi lãi suất tiết kiệm nhích dần lên điều đó sẽ khiến dòng tiền vào thị trường chứng khoán bị chia sẻ.
Câu hỏi là những rủi ro đã được phản ánh vào giá chưa.
Điều đó tùy thuộc vào mức độ của các thông tin được cho là rủi ro là nhiều hay ít, với mức giá biến động như hiện tại thì thị trường đang đánh giá tác động của những rủi ro này là thấp.
Dựa vào thanh khoản có thể thấy được dòng tiền tham gia tăng/giảm từ đó cho thấy quan điểm của 1 bộ phận nhà đầu tư.
Mức độ chấp nhận rủi ro ở mỗi nhà đầu tư là khác nhau do đó dẫn đến tỷ trọng tham gia vào thị trường chứng khoán khác nhau khi cân nhắc giữa Rủi ro – Cơ hội.
Đối với các nhà đầu tư bám bảng thì rủi ro từ xung đột gia tăng có thể đem lại cơ hội đầu tư mới khi giá dầu biến động.
FATZ Research
Trả lời