EVNHCMC triển khai phương pháp sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến RCM

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/8, Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cùng Viện Nghiên cứu Uniten R&D (Malaysia) ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng “Hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng các vật tư thiết bị từ 110 kV trở xuống theo phương pháp tập trung vào độ tin…

Fatz Admin lúc 2023-08-16

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/8, Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cùng Viện Nghiên cứu Uniten R&D (Malaysia) ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng “Hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng các vật tư thiết bị từ 110 kV trở xuống theo phương pháp tập trung vào độ tin cậy RCM (Reliability-Centered Maintenance)”.

EVNHCMC triển khai phương pháp sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến RCM - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, đại diện Tổng công ty Điện lực TP.HCM và ông Muhamad bin Mansor – đại diện Viện nghiên cứu Uniten R&D ký hợp đồng tư vấn – Ảnh: VGP/Hoàng Tâm

Tham dự lễ ký kết hợp đồng tư vấn có GS.TS. Muhamad bin Mansor, Giám đốc điều hành Viện Uniten R&D Sdn. Bhd., ông Nguyễn Thanh Nhã, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, cùng các chuyên gia kỹ thuật của 2 đơn vị.

Hiện nay, hệ thống lưới điện là một phần rất quan trọng trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo cho sự phát triển và thịnh vượng của mỗi thành phố, mỗi quốc gia. Hiểu được tầm quan trọng này, ngành điện TPHCM luôn không ngừng nỗ lực nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố. 

QUẢNG CÁO

Vì vậy, EVNHCMC đã lựa chọn Viện Nghiên cứu Uniten R&D – đơn vị rất uy tín để tư vấn, hướng dẫn triển khai các phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng mới, tiên tiến. Việc hợp đồng ký kết hôm nay không chỉ đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, mà còn là bước ngoặt quan trọng trong việc áp dụng phương pháp sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến trên lưới điện TPHCM, là bước tiến mới trong việc quản trị vận hành hệ thống và cung ứng điện, góp phần không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa lưới điện của Thành phố. 

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Thanh Nhã cho biết, sau thành công từ việc hợp tác xây dựng “Hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng theo phương pháp CBM (Condition-Based Maintenance – sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị)”, EVNHCMC tiếp tục hợp tác với Viện Nghiên cứu Uniten R&D bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng “Hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng các vật tư thiết bị từ 110kV trở xuống theo phương pháp tập trung vào độ tin cậy RCM”.

Tại lễ ký kết, ông Muhamad bin Mansor cam kết luôn sẵn sàng hợp tác với EVNHCMC để giải quyết các thách thức nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và bảo trì lưới điện dựa trên công nghệ 4.0 và chuyển đổi số; chia sẻ kiến thức về các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm hiện đại hóa lưới điện và nâng cao chất lượng, độ tin cậy của hệ thống lưới điện tại TPHCM.

  • EVNHCMC: Tiết kiệm hơn 294 triệu kWh điện

  • EVNHCMC: Bảo đảm điện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

  • EVNHCMC: Triển khai nhiều hoạt động vì môi trường

  • EVNHCMC: Kêu gọi khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý và an toàn

  • EVNHCMC vào TOP 50 Bảng xếp hạng lưới điện thông minh thế giới

RCM là phương pháp sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống điện dựa trên tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của thiết bị khi xảy ra hư hỏng hoặc sự cố, từ đó xác định chiến lược sửa chữa bảo dưỡng phù hợp nhất cho các thiết bị (thay thế, bảo dưỡng một phần hay toàn phần…). 

Phương pháp sửa chữa bảo dưỡng theo RCM sẽ giải quyết được một trong những thách thức chính khi thực hiện theo phương pháp CBM là số lượng lớn thiết bị cần kiểm tra hoặc bảo trì trong cùng thời gian, hạn chế về các nguồn lực như là ngân sách, nhân lực và giới hạn trong việc gián đoạn cung cấp điện. Do đó, áp dụng phương pháp RCM sẽ giúp đạt được hiệu suất tốt nhất với chi phí thấp nhất, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm thời gian ngừng cung cấp điện đến mức thấp nhất.

Việc triển khai áp dụng phương pháp RCM là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của EVNHCMC trong công tác quản lý, vận hành hệ thống điện, góp phần nâng cao độ tin cậy, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục và an toàn cho TPHCM. 

Hoàng Tâm

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.