Đang cập nhật TỌA ĐÀM: Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới

(Chinhphu.vn) – Chiều 20/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới”. Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái qua): TS. Võ Trí Thành, Viện…

Fatz Admin lúc 2023-07-20

(Chinhphu.vn) – Chiều 20/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới”.

Đang cập nhật TỌA ĐÀM: Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới - Ảnh 1.

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái qua): TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh; ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế; TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc điều hành chính sách tiền tệ, thời gian qua, trước những tác động tiêu cực, dai dẳng, kéo dài của đại dịch COVID-19 cũng như những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới gây ra khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi đối với nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, luôn có sự chủ động trong dự báo, kịp thời chuyển hướng điều hành phù hợp với diễn biến thực tế ở mỗi giai đoạn, thời điểm khác nhau. Nhờ đó, dù trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu về kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cũng như bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng và trên nền tảng lạm phát ở nước ta được kiểm soát tốt; lạm phát thế giới đã qua đỉnh và dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới; khoảng cách lãi suất thực dương khá lớn (5-6%); cung tiền M2 tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP theo giá hiện hành… tại Hội nghị Chính phủ với địa phương 6 tháng đầu năm 2023, Hội nghị thống nhất cao chuyển chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát “chặt chẽ”, “chắc chắn” ở những thời điểm trước đó sang trạng thái “linh hoạt, nới lỏng hơn”. Việc điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.

Để có cái nhìn sâu rộng, tổng thể hơn về các chính sách vĩ mô, trong đó có vai trò của điều chỉnh chính sách tiền tệ đối với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng; sự uyển chuyển, linh hoạt của Chính phủ, NHNN Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm, những vấn đề cần kiểm soát khi nới lỏng chính sách tiền tệ để  phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh khi dịch COVID-19 đã lắng xuống…, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm: “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới” với sự tham dự của các khách mời là các vị Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế, tài chính, tiền tệ nhằm phân tích, đánh giá, kiến giải, luận bàn về vấn đề này.

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm gồm:

–  Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

–  TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế

–  TS. Võ Trí Thành,  Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh

 –  Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

TS. Nguyễn Sĩ Dũng điều phối chương trình Tọa đàm.

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.