Mức vốn điều lệ tối thiểu của DN bảo hiểm nhân thọ, DN tái bảo hiểm

(Chinhphu.vn) – Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định rõ mức vốn điều lệ tối thiểu và vốn được cấp tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm. Mức vốn điều lệ tối thiểu của DN bảo hiểm…

Fatz Admin lúc 2023-07-05

(Chinhphu.vn) – Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định rõ mức vốn điều lệ tối thiểu và vốn được cấp tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Mức vốn điều lệ tối thiểu của DN bảo hiểm nhân thọ, DN tái bảo hiểm - Ảnh 1.

Mức vốn điều lệ tối thiểu của DN bảo hiểm nhân thọ, DN tái bảo hiểm.

Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm như sau:

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

1- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;

2- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại (1) nêu trên và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;

3- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại (1) nêu trên, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

a- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại (a) nêu trên và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;

c- Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại (a) nêu trên, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

– Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.

Về vốn được cấp tối thiểu, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:

(*) – Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại (**), (***) và bảo hiểm sức khỏe: 250 tỷ đồng Việt Nam; 

(**) – Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại (*) và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam; 

(***) – Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại (*), bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:

– Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 450 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam.

Vũ Phương Nhi

  • Tham khảo thêm

    Quy định mới về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng

    Quy định mới về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng

  • Tham khảo thêm

    Đề xuất nâng mức vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lên 3.000 tỷ đồng

    Đề xuất nâng mức vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lên 3.000 tỷ đồng

  • Tham khảo thêm

    Đề xuất mới về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

    Đề xuất mới về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

  • Tham khảo thêm

    Mức vốn pháp định của DN kinh doanh bảo hiểm

    Mức vốn pháp định của DN kinh doanh bảo hiểm

Share
Bài viết bởi

Fatz Admin

Bình luận đã bị đóng.