Tỷ giá USD trên thế giới trong tuần qua
Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 101,58, giảm 0,50%.
Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong tuần qua. Ảnh: Marketwatch. |
Vào phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD tiếp đà tăng và đạt mốc 102,55 sau khi báo cáo việc làm khả quan được công bố cuối tuần vừa rồi đã thúc đẩy kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Mỹ vào tháng 5 tới. Bên cạnh đó, các chuyên gia dự đoán lạm phát toàn phần tăng 0,3% trong tháng 3, trong khi lạm phát cơ bản tăng 0,4%. Ngoài ra, các thương nhân cũng đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu về hoạt động cho vay của ngân hàng sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon vào giữa tháng 3 làm dấy lên lo ngại xoay quanh ngành ngân hàng, buộc chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải can thiệp để tăng cường thanh khoản trong lĩnh vực này.
Trong hai ngày tiếp theo, chỉ số DXY dần giảm xuống mốc 101,53 trong bối cảnh dữ liệu mới công bố cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng ít hơn dự kiến vào tháng 3, làm tăng kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ ngừng tăng lãi suất sau đợt tăng cuối cùng vào tháng 5 tới. Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai quỹ của Fed đang định giá 71% xác suất rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 2 và 3-5, giảm so với mức 76% trước khi dữ liệu lạm Mỹ được công bố.
Thậm chí, tới ngày 14-4, đồng bạc xanh chạm đáy hai tháng (101,01) trước thông tin giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 3, thúc đẩy kỳ vọng rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất. Chỉ số DXY có thời điểm giảm xuống 100,84, mức thấp nhất kể từ ngày 2-2. Trong khi đó, đồng Euro đạt 1,10680 USD, mức cao nhất kể từ ngày 1-4-2022.
Đến phiên giao dịch cuối tuần, đồng USD tăng vọt khỏi mức thấp nhất trong một năm vào phiên giao dịch vừa qua, khi một quan chức của Fed cảnh báo rằng, Ngân hàng Trung ương Mỹ cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. “Việc tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa có thể cho phép Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt với niềm tin rằng lạm phát sẽ dần trở lại mục tiêu 2%”, Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic, nhận định.
Ở một diễn biến ngược lại, đồng Euro hiện giảm 0,23%, xuống còn 1,1025 USD. Trước đó, đồng tiền này đã đạt 1,10755 USD, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Trong khi đó, đồng USD cũng tăng 0,35% so với đồng yên Nhật, đạt mức 133,05.
Tỷ giá USD hôm nay 16-4: Đồng USD tiếp tục trượt dài, chạm mốc 100. Ảnh minh họa: Reuters. |
Tỷ giá USD trong nước hôm nay
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 14-4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 18 đồng, hiện ở mức: 23.588 đồng.
* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra giữ nguyên ở mức: 23.450 đồng – 24.780 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá USD |
Mua vào |
Bán ra |
Vietcombank |
23.280 đồng |
23.620 đồng |
Vietinbank |
23.238 đồng |
23.658 đồng |
BIDV |
23.295 đồng |
23.595 đồng |
* Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra tăng nhẹ ở mức: 24.677 đồng – 27.275 đồng.
Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá Euro |
Mua vào |
Bán ra |
Vietcombank |
25.543 đồng |
26.703 đồng |
Vietinbank |
24.902 đồng |
26.192 đồng |
BIDV |
25.538 đồng |
26.689 đồng |
MINH ANH