Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 118,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,4% tổng mức và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, với một số ngành tăng khá như: Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18,5%; đá quý, kim loại quý tăng 17,7%; lương thực, thực phẩm tăng 11,8%; ô tô con dưới 9 chỗ ngồi tăng 11,5%; phương tiện đi lại trừ ô tô con tăng 11,3%; xăng dầu tăng 5,7%; nhiên liệu khác trừ xăng dầu tăng 25,9%; hàng hóa khác tăng 29,3%.
Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I-2023 tăng 12,6%. Ảnh minh họa |
Doanh thu khách sạn, nhà hàng quý I-2023 ước tính đạt 21,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 12,5% (doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 57,5%; dịch vụ ăn uống đạt 20 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng mức và gấp 3 lần cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ khác đạt 39,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng mức và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành tăng khá: Dịch vụ nghệ thuật và vui chơi, giải trí gấp 2 lần cùng kỳ; dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 17,9%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 14,9%; dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 9,4%; dịch vụ y tế tăng 9%.
Riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba cùa TP ước tính đạt 60,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 39,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 14,7%; khách sạn, nhà hàng đạt 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 6,7%; du lịch lữ hành đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và gấp 2,8 lần cùng kỳ; dịch vụ khác đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 7,3%.
Để có được kết quả trên, trong quý I-2023, TP đã thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Quý Mão; tập trung chỉ đạo quyết liệt cân đối nguồn cung, cầu xăng dầu trên địa bàn trước diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế, góp phần tích cực cho tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ.
Tin, ảnh: THẾ TRUYỀN