Lâm Đồng đang gấp rút hoàn tất các thủ tục để sớm khởi công 2 dự án thành phần đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi qua địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phương án lập hồ sơ, cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng, rà soát…
Chuẩn bị phương án lập hồ sơ, cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng, rà soát các nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Bảo Lộc,… là những nội dung được các sở ban ngành tỉnh Lâm Đồng triển khai nhằm phục vụ, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Hoàn thiện các thủ tục
Cuối tháng 9 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có buổi họp với liên danh các nhà đầu tư tập đoàn Đèo Cả, Hưng Thịnh, T&T và Phương Trang về việc rà soát, đề xuất, chuẩn bị phương án lập hồ sơ, cấp phép, khai thác các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ 2 tuyến cao tốc thành phần Dầu Giây – Liên Khương đi qua địa bàn tỉnh.
Đối với tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, UBND TP. Bảo Lộc dự kiến giải phóng hơn 300.000 m2 đất thuộc một phần phường Lộc Phát và xã Lộc Thanh để phục thực hiện xây dựng tuyến cao tốc này.
Ngày 6/10 vừa qua, UBND huyện Bảo Lâm cũng đã có kết quả kiểm tra, rà soát quỹ đất tái định canh, tái định cư để thực hiện tuyến cao tốc này khi có một đoạn địa qua địa phận huyện. Theo đó, tổng diện tích đất ở dự kiến thu hồi khoảng 1.64 ha và dự kiến thu hồi 50 ha diện tích đất nông nghiệp.
Mới đây nhất, ngày 13/10 UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo đốc thúc các sở ban ngành, đơn vị liên quan hoàn tất các thủ tục, công tác để sớm triển khai các tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng nhấn mạnh Sở Tài nguyên và Môi trường phải tiếp tục đôn đốc UBND các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của địa phương và trình thẩm định, thông qua, phê duyệt theo quy định trước ngày 31/10/2022.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng đề nghị trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo và có hướng xử lý kịp thời.
Tạo kỳ vọng cho bất động sản phát triển
Thị trường bất động sản ở TP.HCM đang khan hiếm nguồn cung do quỹ đất eo hẹp, giá thành đắt đỏ làm bó hẹp cơ hội đầu tư. Mặt khác, một số nhà đầu tư có xu hướng phân bổ dòng tiền đi các thị trường tỉnh, nơi có các thông tin tốt về hạ tầng giao thông để đón đầu. Trong đó, ưu tiên của đại đa số nhà đầu tư này vẫn là phân khúc đất nền. Với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, sở hữu lâu dài thì đất nền vẫn là loại hình được giới đầu tư ưa chuộng.
Những năm gần đây, nhu cầu chọn mua bất động sản để nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lại tăng cao, làm chuyển dịch xu hướng đầu tư về các tỉnh lân cận. Đặc biệt là khu vực như Bảo Lộc, Bảo Lâm (Lâm Đồng) vì nơi đây không chỉ dẫn đầu xu hướng bất động sản xanh mà còn là thị trường giàu tiềm năng phát triển nhờ sự xuất hiện của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tạo kỳ vọng cho bất động sản quanh khu vực “cất cánh”.
Bên cạnh đó, nhờ yếu tố hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, kết nối thuận lợi trong tương lai, thị trường bất động sản Bảo Lộc còn thu hút các tập đoàn lớn như Him Lam, Hưng Thịnh, Ecopark, T&T,… tụ hội về đầu tư, xây dựng thành phố sinh thái và dịch vụ, nghỉ dưỡng. Trong đó, nhiều dự án trọng điểm đang được quan tâm như dự án sân bay Lộc Phát với quy mô 50 – 100 ha, hình thành sân bay cấp 3C; dự án tổ hợp khu thương mại – khách sạn 5 sao; sân golf Lộc Phát – Lộc Thắng; khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung, quy mô hơn 2.500 ha…
Với các nhà đầu tư có số vốn khởi điểm từ 1,5 tỷ đồng thì các bất động sản tại Bảo Lộc, Bảo Lâm là sự lựa chọn sáng giá. Bởi lẽ nơi đây không chỉ sở hữu miền khí hậu mát mẻ quanh năm mà còn là khu vực đang được đầu tư hạ tầng bài bản. Sự xuất hiện của cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ cộng hưởng, thúc đẩy giá trị bất động sản tại đây ngày một tăng cao, mang đến lợi nhuận tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Thông tin thêm:
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 40.000 tỷ đồng, đi qua địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Sau khi đi vào hoạt động chính thức, hệ thống cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế lên đến 100km/giờ. Tuyến cao tốc này gồm 3 dự án thành phần đó là Dầu Giây – Tân Phú; Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương. Trong đó, có 2 tuyến đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có điểm đầu tại Km60+100 trùng điểm cuối đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú thuộc địa phận xã Phú Trung (Đồng Nai); điểm cuối tại Km126+360 giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc.
Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có điểm đầu tại Km 126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc – trùng với điểm cuối tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và có điểm cuối tại Km 200, giao với đường cao tốc Liên Khương – Prenn tại Km 208+650, thuộc địa phận Đức Trọng (Lâm Đồng).
Tổ Quốc
Trả lời